Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Nỗ lực thu hút đầu tư công nghiệp, sớm thoát khỏi huyện nghèo

Lang Chánh đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp, du lịch, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập người dân, sớm thoát khỏi huyện nghèo.
Quảng Ngãi tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nặng Hà Nội: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chuỗi giá trị toàn cầu

Là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, Lang Chánh có điều kiện địa hình chia cắt, sông suối dày đặc, dân số gần 52 nghìn người, diện tích 58 nghìn ha, trên 50% là đất rừng phòng hộ, nên số người dân được thụ hưởng diện tích ít. Tuy nhiên Lang Chánh có thuận lợi về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và du lịch.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lang Chánh, lần thư XXIII, nhiệm kỳ 2021 - 2025, Lang Chánh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch là yếu tố tiên quyết được Lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm.

Huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp, du lịch

Ngày 07/4/2022 UBND huyện Lang Chánh đã triển khai Đề án số 489/ĐA-UBND về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 19/4/2022 của UBND huyện Lang Chánh, Kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2022.

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sớm thoát khỏi huyện nghèo

Huyện Lang Chánh đang nỗ lực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, sớm thoát khỏi huyện nghèo

Lý giải về quyết tâm của huyện trong việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho hay: Để phát huy lợi thế về nguyên liệu, lao động và khả năng cạnh tranh như: Chế biến Lâm sản, chế biến các sản phẩm tre, luồng, thủy điện, vật liệu xây dựng, cơ khí… huyện đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh để đưa công nghiệp - tiểu thu công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng có vai trò thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững.

Theo số liệu của UBND huyện Lang Chánh, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân năm 2022 tăng khoảng 11%. Để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Lang Chánh đang huy động các nguồn lực triển khai đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng. Song song, huyện sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến hết năm 2025 lấp đầy cụm công nghiệp Bãi Bùi.

Hiện nay, Lang Chánh đang nỗ lực kêu gọi thu hút đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Lý Ải, nâng cao trình độ tay nghề và giải quyết lao động nông thôn trên địa bàn.

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sớm thoát khỏi huyện nghèo
Thác Ma Hao điểm du lịch ở huyện Lang Chánh thu hút rất đông khách du lịch

Ngày 12/01/2022 UBND huyện ban hành văn bản số 37/UBND-KTHT về việc bổ sung tên địa điểm xây dựng của quy hoạch Cụm công nghiệp Lý Ải với diện tích quy hoạch là 20 ha, được chia làm 2 khu đối diện nhau qua đường Quốc lộ 15A. Trong đó, diện tích khu đất phía Bắc khoảng 15,5 ha thuộc địa bàn xã Đồng Lương, 4,5 ha thuộc địa bàn thị trấn Lang Chánh.

Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

Báo cáo của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lang Chánh cho thấy, hiện nay, giá trị sản suất công nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế. Cụ thể, may đo 1,2 tỷ đồng; công nghiệp chế biến đạt 1,3 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp nhỏ như: Hợp tác xã Chế biến Lâm sản Lang Chánh Công suất và các cơ sở chế biến là sơ chế đũa, văn sản… tạo việc làm thường xuyên cho khoảng gần 300 lao động với mức thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) đạt 27,3 tỷ đồng;sSản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ đạt 26,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Lang Chánh có Công ty thủy điện Trí năng, huyện Lang Chánh. Tổng giá trị sản suất diện năng là 12 triệu MW/năm.

Có thể thấy, những kết quả trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Lang Chánh vẫn còn khiêm tốn, chưa xứng với lợi thế về nguyên liệu, lao động.

Để đưa Lang Chánh sớm thoát khỏi huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, Lãnh đạo huyện đã có nhiều quyết tâm, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch.

Cụ thể, năm 2022, UBND huyện Lang Chánh đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 cho 02 doanh nghiệp gồm: Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng và Nhà máy chế biến lâm sản Lang Chánh. Huyện đã kêu gọi thu hút đầu tư và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng trên diện tích 15 ha tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh với tổng vốn đầu tư khoảng 298 tỷ đồng.

Ngoài ra, Lang Chánh đã thu hút được 02 nhà đầu tư vào địa bàn là Công ty TNHH may mặc HQVN địa điểm đầu tư tại xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh với quy mô 120 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động; Nhà máy giầy da Công ty TNHH Minh Danh tại thị Trấn Lang Chánh tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động. Dự kiến cả 2 doanh nghiệp này sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023, giải quyết được lượng lớn lao động địa phương, cho thu nhập ổn định.

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sớm thoát khỏi huyện nghèo
Ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về quyết tâm sớm đưa Lang Chánh thoát khỏi huyện nghèo, ông Hoàng Văn Thanh – Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh nhấn mạnh: Lang Chánh có thế mạnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Mặc dù là huyện miền núi, nhưng các tuyến đường giao thông kết nối đến huyện đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp thuận lợi cho việc giao thương. Ngoài ra, Lang Chánh cũng có vị trí là trung tâm của các huyện miền núi nên rất thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Ông Thanh cho hay: Quan điểm của Lãnh đạo huyện là tập trung tối đa cho các doanh nghiệp có năng lực, tạo việc làm cho người dân. Đến năm 2025, ít nhất các doanh nghiệp sẽ tạo việc làm cho khoảng 5 nghìn người có việc làm và đến năm 2030 sẽ có khoảng 10 nghìn đến 15 nghìn người có việc làm. Với khối lượng công việc như vậy, thu nhập khoảng trên 5 triệu đồng/người/tháng sẽ là mấu chốt quan trọng giúp người dân thoát nghèo bền vững và dân làm giàu.

Phát huy tối đa nhân tố con người

Thuận lợi của người dân là vừa có thể đi làm công nhân, nhưng vẫn tranh thủ thời gian để trồng luồng, vẫn phát triển lúa nước để giữ vững an ninh lương thực. Ngoài ra, huyện rất quan tâm đến phát triển sản phẩm Ocop từ vùng nguyên liệu sẵn có của huyện như: Măng tre, đũa, mây tre đan, rệt thổ cẩm giữ gìn bản sắc dân tộc…nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh Hoàng Văn Thanh, huyên đã tính đến phương án lâu dài, đến năm 2025 dài hơn 2030, khi các cụm công nghiệp trên địa bàn đi vào hoạt động, sẽ thu hút cả chục nghìn công nhân lao động, cần phải xây dựng nhà ở xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để giữ chân công nhân lao động làm việc lâu dài, gắn bó với các doanh nghiệp.

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sớm thoát khỏi huyện nghèo
Lang Chánh có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng

“Để thoát nghèo Lang Chánh phải làm thật tốt các khâu đột phá nói trên, ngoài ra, công tác cán bộ cũng rất được Lãnh đạo huyện quan tâm. Huyện đang bám vào sát chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để đổi mới công tác cán bộ. Đây là khâu đột phá, chọn người có năng lực, dám làm, dám chịu. Vừa qua, đã có một số đồng chí Bí thư xã chủ động viết đơn xin nghỉ vì khả năng không đáp ứng được công việc” - ông Thanh nhấn mạnh.

Hy vọng, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện Lang Chánh trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và du lịch sẽ giúp người dân huyện miền núi nghèo có nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, sớm đưa Lang Chánh thoát khỏi huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Tỉnh Sơn La đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh vào sáng 16/3 tại huyện miền núi Kỳ Sơn.
Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2027.
Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Không còn là mặt hàng xa xỉ, những trái dâu tây Mộc Châu được bán với giá siêu rẻ có mặt trên các tuyến phố Hà Nội và cả những chợ online dù đã vào cuối vụ.

Tin cùng chuyên mục

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 thu hút đông đảo du khách tham gia hưởng ứng.
"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

Hàng chục nghìn người dân địa phương, du khách chen chân dự Lễ hội ánh sáng trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.
Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” ra đời nhằm giới thiệu nguồn cội cà phê đến người dân, du khách.
Về nơi nuôi ong lấy mật

Về nơi nuôi ong lấy mật

Đầu tháng 3, là đợt lấy mật đầu tiên của vụ mùa mật ong. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài hàng chục năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thanh Hóa: Phê duyệt đầu tư nhằm ổn định dân cư cho các hộ dân ở các huyện miền núi

Thanh Hóa: Phê duyệt đầu tư nhằm ổn định dân cư cho các hộ dân ở các huyện miền núi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt hàng loạt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại các huyện miền núi của tỉnh này.
Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Vào năm 1922, hơn một thập kỷ trôi qua thì từng đó năm cây cà phê được người phương Tây di thực đến vùng đất Đắk Lắk.
Lào Cai: Khai hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Lào Cai: Khai hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Ngày 4/3, tại thôn Lao Chải, UBND xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức khai mạc Lễ hội hoa lê trắng lần thứ hai - năm 2023.
Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Hơn 700 nông dân đến từ 8 huyện trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk sẽ tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Những người trẻ dân tộc Ba Na tại Kon Tum vẫn luôn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm bản sắc văn hóa, như minh chứng cho cái đẹp, sự khéo léo của người con gái Ba Na.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030

Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu đến năm 2030".
Người có uy tín giúp bản làng

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những hạt nhân tích cực giúp bà con ‘đuổi đói nghèo’, mang “luồng gió mới” đến từng địa phương.
Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Xia là nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái gắn liền với công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người có công diệt trừ quân xâm lược.
Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang có gì hấp dẫn?

Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 25/3 tới đây, Festival Khèn Mông sẽ diễn ra tại sân vận động thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp.
Gia Lai: Bà con xã Ia Kly ấm lòng đón Tết

Gia Lai: Bà con xã Ia Kly ấm lòng đón Tết

Những hoạt động thăm hỏi, động viên làm ấm lòng bà con xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) khi Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần.
Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Chiều ngày 7/1/2023 đã khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Thức quà cay nồng của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng tưởng đã bị đứt đoạn sau những thăng trầm của cuộc sống, tuy nhiên vẫn còn đó một người “giữ lửa”…
Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Ngày 22/12, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động