Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Cuối tháng 5, cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch miệt vườn tại các đồi trồng mận Tam hoa chín đỏ.
Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà Lào Cai: Mận tam hoa Bắc Hà vào mùa thu hoạch chính vụ được mùa, giá ổn định

Cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch miệt vườn tại các khu vườn, đồi trồng cây mận Tam Hoa chín đỏ rộ trên cành; chụp ảnh lưu niệm, tự tay hái và thưởng thức miễn phí những trái mận tươi ngon... Hình thức này mấy năm nay là hướng đi mới hiệu quả giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà, giúp người dân được hưởng lợi từ trực tiếp sản phẩm du lịch và nét đẹp văn hóa tạo dựng lên ở vùng cao Bắc Hà.

Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch mận tam hút khách du lịch trải nghiệm
Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch mận Tam Hoa hút khách du lịch trải nghiệm

Đã mấy vụ mận qua, gia đình anh Lục Văn Chiến, dân tộc Nùng, thôn Na Quang 3, thị trấn Bắc Hà đã ít phải mang mận ra chợ bán vì đã có nhiều đoàn khách nghỉ lưu trú Homestay trên địa bàn đi du lịch miệt vườn, tham quan, tự tìm đến nhà anh Chiến trải nghiệm; tìm hiểu nguồn gốc, cách chăm sóc, thu hoạch, trải nghiệm vai người dân tự thu hoạch trái mận, thưởng thức miễn phí trái mận thơm ngon tại chỗ, chụp ảnh lưu niệm và mua mận về làm quà.

Gia đình anh chị Vương Huỳnh- Vương Nhung thôn Na Khèo, xã Tả Chải sở hữu những đồi, vườn mận tam hoa  thuần chủng với diện tích lớn, chất lượng, sai quả, có địa thế, phong cảnh đẹp hút khách du lịch.
Gia đình anh chị Vương Huỳnh- Vương Nhung thôn Na Khèo, xã Tả Chải sở hữu những đồi, vườn mận Tam Hoa thuần chủng với diện tích lớn, chất lượng, sai quả, có địa thế, phong cảnh đẹp hút khách du lịch.

Anh Chiến hào hứng cho biết, gia đình có gần 60 cây mận Tam Hoa thuần chủng, trồng tại vườn nhà gần ao cá Bác Hồ và Trại rau quả huyện, thôn Na Kim, xã Tả Chải vốn là những nơi có phong cảnh đẹp hữu tình, trồng giống mận Tam Hoa gốc chuẩn mận vườn rất ngon, quả to, cứng ăn giòn, có vị ngọt chua… nên khách rất thích đến.

Mấy năm trở lại trước việc tiêu thụ gặp không ít khó khăn vì phải mang ra chợ bán hoặc tư thương đến nhà mua, thỉnh thoảng bị ép giá, có lúc bị ế; 5 năm qua, có nhiều khách đến nhà trải nghiệm vườn mận nên bán mận dễ dàng, giá cả hợp lý hơn. Năm 2022, gia đình đã thu gần 15 triệu đồng từ vườn mận hơn 60 gốc từ việc cho du khách trải nghiệm và bán mận.

Vụ này, gia đình mở cửa hơn tuần nay, cho khách vào vườn miễn phí, ăn thoải mái, mua về bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu; bán thêm rượu men hồng mi Bản phố ngâm ủ mận Tam Hoa giá 70 ngàn đồng/lít và đã đón hơn 50 lượt khách đến trải nghiệm và mua mận, riêng rượu mận vừa mang ra đã bán hết.

Đoàn khách du lịch Hà Nội và hải Phòng trải nghiệm vườn mận tam hoa của các hộ dân tại khu vực gần ao cá Bác Hồ và Trại rau quả huyện.
Đoàn khách du lịch Hà Nội và Hải Phòng trải nghiệm vườn mận Tam Hoa của các hộ dân tại khu vực gần ao cá Bác Hồ và Trại rau quả huyện

Còn gia đình chị Thèn Thúy Thưởng, thôn Na Quang 1, thị trấn có vườn mận hơn 80 gốc đã gần 15 tuổi đã và đang cho thu hoạch cạnh ao cá Bác hồ. Năm nay nhờ chịu khó chăm bón, vườn mận nhà chị sai quả, quả đẹp đều nên từ ngày 26 chị mở cửa vườn đã thu hút nhiều khách đến thăm và mua mận tại vườn, thu về gần 2 triệu đồng. Ngày thứ 7 cũng có 2 đoàn đến và bán được hơn 3 triệu đồng tiền mận bán cho khách trải nghiệm thực tế hái, mua tại vườn. Chị Thưởng cho biết: " Từ năm 2022, gia đình tôi bắt đầu mở cửa vườn khi có nhiều khách tới xem vườn mình vì vườn đẹp, cạnh ao cá Bác hồ. Năm nay, tôi mở cửa từ nay cho tới hết Festival và giải đua ngựa kết thúc hết ngày 11/6 phục vụ khách trải nghiệm. Nói chung bây giờ hầu như không phải hái ra chợ bán lẻ, lo ế nữa, nhiều khách đến trải nghiệm, dễ bán, giá hợp lý, mình bán chạy khách cũng hài lòng và họ thích thế hơn là đi chợ mua và đặt hàng gửi xe."

Bắc Hà là “thủ phủ” của mận Tam Hoa ở nước ta, nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng” khi mùa xuân hoa mận nở trắng rộ cao nguyên. Mận Tam Hoa Bắc Hà bắt đầu chín từ trung tuần tháng 5, nhưng chín rộ nhất là vào đầu tháng 6, khi thời tiết đã bắt đầu nắng ấm lên. Mận được trồng nhiều nhất ở các xã vùng ven trung tâm huyện, như xã Na Hối, Tả Chải Bản Phố, Lầu thí Ngài, Thài Giàng Phố... Tại đây, du khách có thể hỏi bất kì một người dân nào, họ cũng sẽ chỉ cho bạn vào một khu vườn gần nhất. Tuy nhiên, có lẽ du khách phải mất công đi vài ba nhà mới mong có thể tìm được một vườn mận bao la để thỏa sức ăn và chụp ảnh.

Chủ những vườn mận ở Bắc Hà đa phần đều là người Tày, Nùng và người Mông nên rất thật thà và thoải mái. Du khách có thể vào thăm vườn, tự hái những trái chín đỏ ưng ý trong rồi thưởng thức thoải mái không mất tiền. Nếu muốn mua mang về xuôi làm quà mà sợ sâu kiến hay ngại leo trèo, chủ vườn sẽ trực tiếp trèo lên cây hái cho khách.

Huyện bắc hà khuyến khích các nhà vườn, đồi mở cửa để phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, trải nghiệm  trong festival cao nguyên trắng mùa hè, giải đua ngựa truyền thống Bắc hà mở rộng lần thứ 16 năm 2023 sắp tới.
Huyện Bắc Hà khuyến khích các nhà vườn, đồi mở cửa để phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, trải nghiệm trong festival cao nguyên trắng mùa hè, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 năm 2023 sắp tới

Chính từ sự hấp dẫn của những đồi, vườn mận Tam Hoa đang mùa chín đỏ và sự hiếu khách của người dân Bắc Hà, những ngày này, bên cạnh những khách đã lựa chọn nghỉ chân tại Bắc Hà tại các làng, hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng Homestay, còn có không ít các đoàn khách kéo về các nhà cộng đồng nằm trong khu vực nương đồi, thung lũng trồng mận Tam Hoa, các trang trại, các hộ dân trồng mận trên địa bàn huyện, tập trung chủ yêu ở các xã; Na Hối, Bản Phố, Tả Chải và thị trấn để trải nghiệm.

Đến với các vườn mận Tam Hoa tại đây, du khách được hòa mình vào không gian xanh mướt, xum xuê, nặng trĩu quả chín đỏ rực trên cành... Đây thực sự là những trải nghiệm mới mẻ, thú vị và không thể nào quên đối với du khách. Nhiều du khách đã rất hào hứng, thích thú lưu lại những bức ảnh kỷ niệm ở vùng đất vốn được mệnh danh là cao nguyên trắng, người dân mến khách, thân thiện.

Ông Vũ Quốc Khánh và bà Nguyễn Thị Dung, khách du lịch đến từ Hải Phòng chia sẻ: "Chúng tôi và các bạn nghe nhiều về Bắc Hà và qua các trang mạng giới thiệu mùa hè mận Tam Hoa chín nên rủ nhau lên đây để ngày thứ 7 đi trải nghiệm mận tại đồi vườn và chủ nhật đi chợ. Tới vườn đồi mận của gia đình anh Lục Chiến, gần ao cá Bác Hồ và Trại rau quả để vào vườn mận thấy nơi đây cảnh rất đẹp, hữu tình, mận vườn ăn rất ngon, giòn, có vị chua ngọt mát. Rượu mận tam hoa ủ uống thử rất ngon, có vị thanh mát, chua kết với vị ngon của rượu ngô Bản Phố men hồng mi, rất thơm và đậm đà, chúng tôi mua hết cả bình, mỗi người vài chai về để mời bạn bè! Và mua vài chục cân mận làm quà! Tuyệt vời Bắc Hà!"

Mận Bắc Hà chín vụ ngon, giòn hấp dẫn du khách thưởng thức
Mận Bắc Hà chín vụ ngon, giòn hấp dẫn du khách thưởng thức

Còn anh Vũ Văn Thân, một du khách đến từ Hà Nội và 8 thành viên trong nhà gồm mẹ, vợ, anh, chị em và các con cháu lần đầu đến trải nghiệm đến vườn mận Tam Hoa Bắc Hà rất ấn tượng, hào hứng chia sẻ, lần đầu tiên được lên Bắc Hà thăm vườn, đồi trồng mận Tam Hoa mùa trái chín, tôi thấy rất ấn tượng trước những cây mận to, trĩu quả, nhiều quả to, chín đỏ, tự tay đi hái và ăn những trái mận. to, giòn, vị chua ngọt, được chủ vườn kể về giống mận này. Sau khi được trải nghiệm, tôi đã quyết định đặt mua 20 kg của nhà vườn để mang về làm quà. Sắp tới đua ngựa Bắc Hà tôi lại đưa bạn bè lên thăm vườn mận, rất thú vị. Ở dưới quê tôi nóng nực, lên đây khí hậu mát mẻ trong lành, được trải nghiệm vườn mận tam hoa, xem đua ngựa rất thú vị.

Một điều dễ nhận thấy khi đến với Bắc Hà những ngày này đó là ở các thôn, bản của các xã trồng mận, nhất là 2 xã Tả Chải và Na Hối đã mọc lên thêm mới nhiều ngôi nhà du lịch cộng đồng Homestay tọa lạc ở những nương đồi, rừng mận Tam Hoa chín đỏ trên cành và đã có nhiều khách chọn loại hình lưu trú này vì rời miền xuôi đang trong mùa hè nóng nực, rời chốn đô thị, ngược ngàn lên cao nguyên Bắc Hà họ được sống hòa mình trong thiên nhiên, bức tranh phong cảnh hữu tình mùa trái chín, trải nghiệm mận tam hoa, khám phá bản làng.

Anh Vương Huỳnh, ở thôn Na Khèo, xã Tả Chải là hộ trồng mận nhiều nhất thôn xã với trên 300 gốc mận dân duy nhất trong thôn làm du lịch homestay. Homestay của anh Huỳnh tọa lạc ở quả đồi nhỏ có địa thế đẹp hướng đông nam, trước mặt là thung lũng mận tam hoa lớn, nổi tiếng trong nước và quốc tế, có phong cảnh đẹp là Na Khèo, Tả Chải- Đông Sín Chải, Na Hối với nhiều cây mận cổ thụ rêu phong; nhiều thửa ruộng, nương đồi trồng mận Tam Hoa và trồng rau cải. Đến thăm vào mùa xuân hoa mận nở trắng, cải vàng, mùa hè này mận chín đỏ rực trên cành… ngay từ diện mạo phong cảnh đã lôi cuốn khách du lịch.

Trong câu chuyện cởi mở anh Huỳnh kể, trước đây gia đình sống chủ yếu bằng nghề nông; trồng trọt cây mận tam hoa, cây ngô, lúa và chăn nuôi gia cầm… làm lụng vất vả quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Rồi khi thấy khách du lịch đến Bắc Hà ngày một tăng, lại thích thăm các bản làng người Tày, người Mông ở xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, Tả Văn Chư… và có nhu cầu nghỉ lại các bản làng để trải nghiệm, họ rất thích thăm đồi trồng mận.

Sau khi đi tham quan một số điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa, Bắc Hà, nhà tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng: tu sửa lại ngôi nhà sàn truyền thống khang trang, sân bãi rộng rãi, đầu tư nội thất, xây dựng công trình phụ, nhà vệ sinh, nhà tắm khang trang sạch đẹp, học tập cách nấu các món ăn hiện đại và truyền thống dân tộc, hình thành hướng dẫn viên du lịch, cải tạo chăm sóc nương đồi mận thuần chủng từ 10- 25 năm tuổi chất lượng cao phục vụ du khách trải nghiệm.

Theo Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Hà, tại các vườn mận tại huyện Bắc Hà ước tính còn trên 2.000 tấn mận Tam hoa để phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, trải nghiệm trong festival cao nguyên trắng mùa hè, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 năm 2023. Dịp này, huyện Bắc Hà khuyến khích các hộ dân mở cửa vườn để du khách tham quan, trải nghiệm thu hái, thưởng thức và mua mận tại vườn.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng ôn đới, cùng với kinh nghiệm sản xuất của người dân Bắc Hà đã và đang tạo ra những vườn, đồi trồng mận tam hoa có chất lượng cao- đặc trưng nhãn hiệu Bắc Hà đã được đăng ký nhãn hiệu nông sản sạch. Việc tổ chức cho các đoàn du khách đến tham quan các nhà vườn trên địa bàn huyện là một điểm mới, đặc sắc trong festival cao nguyên trắng mùa hè, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 năm 2023.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động