Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Mận tam hoa Bắc Hà không chỉ là cây trồng chủ lực cho thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân mà còn là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Miền cao nguyên trắng Bắc Hà thơ mộng nổi tiếng trong nước và quốc tế là xứ sở mận tam hoa có một người phụ nữ được nhiều người gọi bằng cái tên thân mật “Huế tam hoa” để ghi nhận những cống hiến của chị trong việc nghiên cứu, chế biến ra những sản phẩm đặc sản từ quả mận tam hoa; mận sấy khô và đặc biệt vào cuối năm 2022 là rượu mận tam hoa lên men; xây dựng sản phẩm Ocop, nâng cao giá trị kinh tế và nâng tầm thương hiệu mận Tam hoa Bắc Hà. Chị là Sải Thị Bích Huế, Giám đốc HTX Quang Tôm.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Vợ chồng chị Sải Thị Bích Huế giới thiệu sản phẩm Rượu mận tam hoa lên men của hợp tác xã Quang Tôm

Trong đợt xếp hạng lần 2 sản phẩm Ocop tỉnh Lào Cai, chè Shan tuyết cổ thụ của Hợp tác xã Quang Tôm - Bắc Hà được Hội đồng thẩm định công nhận đạt chất lượng 3 sao. Song hỉ khi có thêm rượu tam hoa lên men của hợp tác xã được Sở Công Thương Lào Cai công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; xây dựng tem nhãn, thương hiệu... Với vùng nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, rượu được lên men tự nhiên bằng nước cốt quả mận với men và mật ong trong nhiệt độ thích hợp đã tạo nên thương hiệu rượu tam hoa lên men đã và đang được thị trường ưa chuộng.

Tiếng lành đồn xa, những ngày giáp Tết Dương lịch Quý Mão 2023, tới thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, thăm Hợp tác xã Quang Tôm gặp chị Sải Thị Bích Huế, giám đốc, sinh năm 1989, dân tộc Phù Lá, người được ca ngợi đi đầu trong việc xây dựng sản phẩm Ocop, đưa thương hiệu nông sản vùng cao Bắc Hà "bay xa" chứng kiến không khí làm việc hăng say, ai nấy đều bận rộn đóng hàng gửi những kiện mận tam hoa sấy rẻo, rượu mận tam hoa lên men để kịp xuất ra thị trường theo đơn hàng.

Tiếp chúng tôi, chị Huế sôi nổi kể về quá trình gây dựng hợp tác xã, tạo dựng nên sản phẩm. Sinh ra, lớn lên, trưởng thành và lập nghiệp ngay tại quê hương miền cao nguyên trắng Bắc Hà, chị Sải Thị Bích Huế, sinh năm 1989, dân tộc Phù Lá, giám đốc Hợp tác xã Quang Tôm, xã Tả Chải thấu hiểu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, biến động thị trường, thời gian qua, một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ gây thiệt hại cho nông dân nên trong năm 2021 và 2022 chị đã mạnh dạn xây dựng thành công 02 sản phẩm Ocop 3 sao, gồm mận tam hoa sấy dẻo và trà shan tuyết cổ thụ và đặc biệt cũng vào cuối năm 2022, Huế đã tạo ra sản phẩm rượu mận tam hoa góp phần đưa nông sản vùng cao Bắc Hà bay xa...

Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Huế trải lòng nặng lòng với mận tam hoa - loại cây cùng với cây chè Na Lo đã góp phần giúp gia đình nuôi chị lớn lên và trang trải học phí để chị được đi học. Kỷ niệm tuổi thơ của chị gắn bó với cây mận nơi đây, cùng chứng kiến và trải qua thăng trầm với cây mận, chè. Chị đã nhiều lần chứng kiến mận tam hoa rơi vào thời điểm “khủng hoảng”, rớt giá thảm hại. Không ít hộ dân nơi đây đã cay đắng chặt bỏ nhiều diện tích mận để trồng cây khác.

Bắc Hà được xem là thủ phủ mận tam hoa của Lào Cai, với sản lượng tương đối lớn, khoảng 3.560 tấn/năm. Ở vùng đất "cao nguyên trắng" này, mận tam hoa bắt đầu chín từ đầu tháng 5, nhưng chín rộ nhất vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, mận chỉ cho thu hoạch 1 mùa/năm trong thời gian khoảng 2 tháng và chỉ được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, ăn ngay, mặt khác quả mận rất khó bảo quản do vỏ mỏng, dễ dập vỡ và hỏng khi vận chuyển đi xa.

Chị cũng thấy những năm gần đây với sự phát triển của thị trường và đặc biệt là ngành du lịch, mận Bắc Hà được nâng tầm giá trị và thương hiệu, giá thành mận tam hoa từng bước được nâng cao, có những thời điểm quả mận loại to đẹp nhất lên tới giá 50-80.000đ/kg. Là sản phẩm đặc hữu địa phương, nổi tiếng cả nước, khi ấy mận tam hoa Bắc Hà luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Thế nhưng năm 2020, 2021, dịch Covid-19 đã thực sự "làm khó" trong việc tiêu thụ nông sản Lào Cai nói chung và mận tam hoa Bắc Hà nói riêng. Chứng kiến người dân điêu đứng, quả tươi chất đống không có đầu ra, cô gái Phù Lá Sải Thị Bích Huế đã mạnh dạn đứng ra thu mua sản phẩm để chế biến sâu.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà
Quy trình sản xuất ra sản phẩm rượu mận tam hoa lên men của Hợp tác xã Quang Tôm bảo đảm được Sở công thương Lào cai công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Tháng 6/2021, Hợp tác xã Quang Tôm với 7 thành viên do chị điều hành chính thức đi vào hoạt động. Cuối năm 2021, Chị Huế đã xây dựng thành công sản phẩm Ocop 3 sao mận tam hoa sấy dẻo, đưa thành công sản phẩm ra thị trường, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Tiếp đó, năm 2022, chị Huế tiếp tục đầu tư nghiên cứu và tìm hiểu kỹ thuật chế biến rượu mận lên men.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Các dòng sản phẩm của rượu được sản xuất với quá trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hàm lượng và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn.

"Chúng tôi cam kết các dòng sản phẩm của rượu mận tam hoa lên men tự nhiên với giá cả hợp lý sẽ đưa lại cho khách hàng niềm tin, sức khỏe và hạnh phúc. Ngay đầu năm mới 2023 này chúng tôi sẽ xây dựng sản phẩm ocop rượu mận tam hoa lên men để tham gia đánh giá, phân hạng ngay trong đợt 1”, chị Huế chia sẻ.

Cuốn hút chúng tôi trong những câu chuyện về rượu mận tam hoa lên men và mận tam hoa sấy dẻo đến quên thời gian, ngà ngà ngấm men rượu thơm ngon và chai rượu Huế rót mời đã cạn, chia tay tin tưởng với thành công ban đầu, sự mạnh dạn, quyết tâm của Huế sẽ giúp sản phẩm mận tam hoa nói riêng và nông sản vùng cao Bắc Hà nâng cao vị thế trên thị trường, tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ, bảo đảm quyền lợi bà con nông dân trồng mận, giúp đời sống đồng bào được nâng cao, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản, thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá, thưởng thức nông sản, đặc sản, có thêm ấn tượng sâu đậm về đất và người miền cao nguyên trắng Bắc Hà.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Cùng với mùa xuân hoa mận tam hoa nở trắng, mùa hạ trái chín đỏ cao nguyên, sản phẩm rượu mận tam hoa lên men góp phần thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá, thưởng thức, có thêm ấn tượng sâu đậm về đất và người miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Rượu mận tam hoa lên men của hợp tác xã Quang Tôm sử dụng trái mận tam hoa Bắc hà nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, chưng cất trong môi trường khí hậu miền cao nguyên trắng đặc trưng ôn đới, trong lành, mát mẻ, kết hợp với hương vị mật ông rừng.

Theo đông y quả mận có vị chua, tính bình, co công dụng thanh can điều nhiệt thường được sử dụng trị các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, thủy lũng, tiêu khát,… chính vì vậy tác dụng của rượu mận với sức khỏe của con người cũng rất tuyệt vời. Rượu mận có tác dụng với sức khỏe con người khi tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ chức năng tim mạch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân, tập thể thao, giúp đẹp da, chắc khỏe tóc.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Tỉnh Sơn La đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Không chỉ tiêu thụ ở các kênh truyền thống, nông sản Cao Bằng còn được tích cực tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử để đa dạng đầu ra.
Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh vào sáng 16/3 tại huyện miền núi Kỳ Sơn.
Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2027.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.
Cà Mau tập huấn quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cà Mau tập huấn quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Cà Mau vừa thực hiện tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 thu hút đông đảo du khách tham gia hưởng ứng.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.
“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Để phát triển hiệu quả ngành hàng sầu riêng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Vì sao hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động?

Vì sao hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động?

Ngày 10/3, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản.
Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có được thành công lớn trong tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Gắn kết nghĩa tình các dân tộc tại thành phố Buôn Ma Thuột

Gắn kết nghĩa tình các dân tộc tại thành phố Buôn Ma Thuột

Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó cộng đồng giữa các dân tộc.
Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Từ các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày, những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, các thầy cô đã tạo không gian văn hóa Ba Na ngay tại lớp học
Về nơi nuôi ong lấy mật

Về nơi nuôi ong lấy mật

Đầu tháng 3, là đợt lấy mật đầu tiên của vụ mùa mật ong. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài hàng chục năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Vào năm 1922, hơn một thập kỷ trôi qua thì từng đó năm cây cà phê được người phương Tây di thực đến vùng đất Đắk Lắk.
Bộ tư lệnh Quân khu 7 gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Bộ tư lệnh Quân khu 7 gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Ngày 2/3, tại TP. Hồ Chí Minh Bộ tư lệnh Quân khu 7 tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn đầu Xuân Quý Mão năm 2023.
Bạc Liêu: Thúc đẩy bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Thúc đẩy bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các học viên tham gia lớp tập huấn cần tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân tộc thiểu số nâng cao ý thức, hướng tới bình đẳng giới.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động