Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2023: Đảm bảo nguồn cung, giá cả hàng hoá thiết yếu
Hàng hóa 30/03/2023 12:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 9: Bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 10: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu |
Thị trường hàng hoá ổn định trong quý đầu năm
Theo thông tin từ cuộc họp, hàng hóa thế giới trong tháng 3 năm 2023 tiếp tục có nhiều động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tình hình địa chính trị tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhất là diễn biến và tác động của xung đột quân sự Nga - Ucraina; sự bất ổn của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới đối với hệ thống ngân hàng; chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động đến giá cả nhiều loại hàng hóa trên thế giới. động kinh tế đang suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia, khu vực...
![]() |
Đảm bảo nguồn cung và giá cả hàng hoá thiết yếu |
Với các yếu tố đó, nhìn chung, hầu hết giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới trong tháng 3/2023 có xu hướng tăng, giảm đan xen so với tháng 2/2023. Đơn cử, bình quân tháng 03/2023 (tính đến ngày 21/3), giá dầu Brent giảm khoảng 4,22%, giá dầu WTI giảm khoảng 3,71% so với bình quân tháng 02/2023. Trên thị trường Singapore, giá bình quân các mặt hàng xăng dầu tháng 03/2023 có xu hướng giảm từ 0,75% đến 5,03% so với tháng 02/2023, riêng mặt hàng dầu Mazút có xu hướng tăng (khoảng 7,74%). Giá các loại nguyên phụ liệu tăng.
Ở thị trường trong nước, thị trường hàng hóa tháng 3 không có nhiều biến động. Nguồn cung được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá một số hàng hóa nhóm lương thực, thực phẩm giảm nhẹ nhờ nguồn cung dồi dào. Một số mặt hàng có giá ổn định như đường, muối, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Các mặt hàng nhóm nhiêu liệu, năng lượng tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế giới, riêng mặt hàng thép xây dựng, giá có xu hướng tăng.
Tính chung trong Quý I năm 2023, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Nhu cầu hàng hóa thiết yếu tập trung cao trong tháng 1 do chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Quý Mão, sau đó giảm trong tháng 2 và dần khôi phục lại trong tháng 3.
Riêng với nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng, sau khi khắc phục sự cố kỹ thuật tại nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xảy ra vào cuối tháng 12/2022, nhà máy đã vận hành trở lại với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen trong Quý I.
Đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, thời gian qua, các thương nhân đầu mối vẫn thực hiện việc nhập khẩu nguồn cung xăng dầu theo kế hoạch phân giao. Do đó, nguồn cung xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay vẫn luôn được bảo đảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 3 đạt 501.310 tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước.
Tính chung quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19. Ước tổng mức bán lẻ Quý I đạt 1.505.251 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nhóm tăng nhiều nhất là nhóm giáo dục (tăng 10,13% do một số địa phương đã tăng học phí trở lại sau khi đã miền, giảm học phí trong năm 2021-2022 để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch). Việc kiểm soát CPI trong thời gian tới dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhiều mặt hàng do nhà nước quản lý đã đến thời điểm tăng giá theo lộ trình như giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, giá điện…
Tìm giải pháp đảm bảo cung cầu và ổn định giá cả
Trong thời gian tới, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới có thể diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới giá mặt hàng xăng dầu, khí đốt tại thị trường trong nước; giá mặt hàng thép xây dựng, LPG có xu hướng tăng do giá nguyên liệu thể giới tăng...
Bên cạnh đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm trong nước hiện nay khá dồi dào, nhu cầu không cao nên giá các mặt hàng này sẽ tương đối ổn định. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ trong công tác điều hành của các Bộ ngành, thị trường sẽ không có hiện tượng tăng giá đột biến.
Tuy nhiên, việc giá thịt lợn ở mức thấp đang đe doạ ảnh hưởng đến nguồn cung vào cuối năm. Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, hiện nay, giá thịt lợn đang xuống thấp nên ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và việc tái đàn. Nếu tình trạng tái đàn hạn chế, dự báo đến cuối năm nay sẽ không đủ nguồn cung cho nhu cầu sử dụng, tác động đến giá thực phẩm và CPI. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này và đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho thị trường.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thịt lợn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chi phí nguyên liệu tăng cao, giá thịt lợn xuống thấp không đủ bù đắp chi phí… Do đó, doanh nghiệp mong muốn được tạo điều kiện về nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc tái đàn.
Dự báo, tình hình kiểm soát CPI năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn nên các địa phương đang tích cực triển khai các chương trình bình ổn thị trường. Đại điện Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh cho biết, năm 2023, chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh đã thu hút 44 doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm; 11 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn các mặt hàng phục vụ học tập tham gia. Các hệ thống phân phối lớn đều đăng ký tham gia chương trình của thành phố. Các doanh nghiệp có quy mô lớn như Vinamilk, Vissan, Vĩnh Thành Đạt, TH, Vinamit… cũng đăng ký tham gia.
“Năm 2023, lượng đăng ký đơn hàng đã tăng 2-5%. Tỷ lệ hàng hoá của các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường chiếm 23-40% so với tháng thường; tăng hơn vào tháng tết để đảm bảo chi phối thị trường. Do đó, sẽ đảm bảo ổn định được giá cả hàng hoá và đưa nguồn cung dồi dào ra thị trường” – đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết.
Đối với Hà Nội, địa phương cũng sẽ tập trung vào nắm bắt tình hình thị trường để tham mưu kịp thời cho thành phố thực hiện tốt chương trình bình ổn thị trường sẽ triển khai từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024, góp phần đảm bảo cung cầu và giá cả hàng hoá.
Các Hiệp hội tham gia cuộc họp cũng kiến nghị nhiều giải pháp liên quan đến nguồn vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đảm bảo nguồn hàng phân phối ra thị trường.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Thị trường thức ăn cho thú cưng tại Đông Nam Á tăng trưởng hơn 10 lần

5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%

Thị trường hàng hoá hôm nay 29/5: Giá dầu phục hồi tuần thứ 2 liên tiếp, thị trường kim loại đỏ lửa

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/5 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Cà phê giảm giá
Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hoá hôm nay 26/5: Giá dầu WTI giảm còn 71,83 USD/thùng; Giá cà phê trong nước 60.000 đồng/kg

Kỳ vọng giá xăng dầu ổn định trong quý III

Thị trường hàng hoá hôm nay 25/5: Giá dầu thô WTI tăng 1,96% lên 74,34 USD/thùng; Giá sắt giảm xuống 95,46 USD/tấn

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Thị trường hàng hoá hôm nay 23/5: Giá dầu WTI tăng lên 72,05 USD/thùng; Giá thép xây dựng giảm lần thứ 4

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 25): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/5: Giá dầu WTI chốt tuần 71,7 USD/thùng; Cà phê Robusta cao nhất từ tháng 05/2011

Thị trường hàng hoá hôm nay 20/5 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu có thể được hỗ trợ, giá nông sản giảm

Thị trường hàng hoá hôm nay 19/5: Dầu thô đảo chiều giảm 1,43%, lúa mì xuống thấp nhất 2 tuần

Thúc đẩy thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam phát triển toàn diện

Thị trường hàng hoá hôm nay 18/5: Giá dầu thô WTI tăng 2,78% lên 72,83 USD/thùng

Nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/5: Giá dầu giảm 0,43%, đậu tương xuống mức thấp nhất trong 8 tháng

Các sản phẩm làm mát đắt khách đầu hè

Thị trường hàng hoá hôm nay 16/5: Giá dầu tăng hơn 1%; Giá lúa mì tăng hơn 4%

Thị trường hàng hoá hôm nay 15/5: Giá dầu WTI giảm 1,82% xuống 70,04 USD/thùng; Giá đậu tương xuống thấp

Thị trường hàng hoá hôm nay 13/5 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu xuống dưới 71 USD; Cà phê giảm mạnh

4 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm 43,6% trị giá so với cùng kỳ

Thị trường hàng hoá hôm nay 12/5: Giá dầu WTI trở về vùng giá dưới 71 USD/thùng; Cà phê Robusta giảm 3,55%

Giải pháp ngắn hạn trên con đường tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Đọc nhiều

Thị trường hàng hoá hôm nay 8/5: Dầu WTI còn 71,34 USD/thùng; Giá khí tự nhiên giảm 11,33% xuống 2,13 USD
