Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6 năm 2023: Thị trường trong nước là điểm sáng của nền kinh tế

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng cao. Như vậy, thị trường trong nước là điểm sáng của nền kinh tế.
Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 10: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2023: Đảm bảo nguồn cung, giá cả hàng hoá thiết yếu

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,9% sau 6 tháng

Sáng 30/6, tại Hà Nội, Tổ Điều hành thị trường trong nước đã họp phiên thường kỳ tháng 6 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2023.

Thông tin tại cuộc họp, ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 6 đạt 505.651 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước.

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6 năm 2023: Thị trường trong nước là điểm sáng của nền kinh tế
Doanh nghiệp bán lẻ đồng hành, hỗ trợ địa phương tiêu thụ nông sản mùa vụ

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm đạt 3.016.764 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó mức tăng chủ yếu ở nhóm hàng thiết yếu là lương thực, thực phẩm (tăng 13,5%) và nhóm hàng du lịch, dịch vụ (tăng từ 14,4-65,9%) do nhu cầu các dịch vụ này vẫn đang tiếp tục phục hồi sau dịch bệnh Covid-19. Tiếp đến là nhóm hàng may mặc, văn hóa phẩm giáo dục (tăng 9,3-9,5%); các nhóm còn lại chỉ tăng từ 2,5-4%.

Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng 8,4%.

Đánh giá về mức tăng của thị trường bán lẻ trong 6 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Tổ trưởng Tổ Điều hành thị trường trong nước nhận định: “Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực của nền kinh tế suy giảm, mức tăng của thị trường trong nước và việc đảm bảo cung cầu, giá cả hàng hoá thời gian qua cho thấy đây là một trong những điểm sáng của nền kinh tế”.

Về phía các địa phương, ông Nguyễn Minh Hùng - Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh thông tin, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt 99.657 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 41,1% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2022 ước đạt 556.488 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố trong 6 tháng qua đã tăng 3,73% so với cùng kỳ, nằm trong chỉ tiêu được cho phép.

“Ở góc độ điều hành thị trường trong nước, ngành Công Thương thành phố trong 6 tháng qua đã tập trung kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối cung cầu, bình ổn thị trường, phối hợp với hàng loạt các doanh nghiệp lớn như CP, Vissan với sự hỗ trợ của các đối tác để có lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp”, ông Hùng chia sẻ.

Đặc biệt, 6 tháng qua, Sở Công Thương đã tập trung kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất, giúp doanh nghiệp sản xuất bán được hàng hoá, còn doanh nghiệp phân phối có được nguồn hàng uy tín, chất lượng. Đặc biệt, chi phí ăn ở cho doanh nghiệp đều được hỗ trợ nên doanh nghiệp rất hào hứng tham gia các chương trình này.

Đối với Hà Nội, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2023 đạt 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin, Hà Nội đang có mạng lưới phân phối với 28 trung tâm thương mại, 132 siêu thị và 450 chợ các loại, hơn 2000 cửa hàng tiện ích. Thời gian qua, thành phố đã khai trương siêu thị Fuji Huỳnh Thúc Kháng để mở rộng mạng lưới phân phối phục vụ người dân thủ đô.

Thành phố cũng tích cực tham mưu UBND triển khai Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023; tổ chức nhiều sự kiện kích cầu tiêu dùng như các Tuần hàng trái cây nông sản, các triển lãm quốc tế, hội chợ hàng OCOP… để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho thị trường. Thành phố còn tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp để tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường.

Tích cực kích cầu tiêu dùng, đảm bảo cung cầu hàng hoá thiết yếu

Từ nay đến cuối năm, dự báo thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới có thể diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới giá mặt hàng xăng dầu, khí đốt tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm trong nước hiện nay khá dồi dào, nhu cầu không cao nên giá các mặt hàng này sẽ tương đối ổn định. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ trong công tác điều hành của các Bộ ngành, thị trường sẽ không có hiện tượng tăng giá đột biến.

Do đó, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề xuất, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023, trong đó có nhiều giải pháp góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, tổ chức tốt công tác thông tin dự báo để chủ động, bám sát thị trường trong công tác điều hành thị trường trong nước, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, để duy trì tăng trưởng thị trường nội địa, các địa phương, doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để đảm bảo có nguồn hàng dồi dào, ổn định giá cả hàng hoá, đặc biệt là thời điểm tháng 7 khi đến kỳ tăng lương cơ bản.

Về phía các địa phương, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, ngày 15/6, TP Hồ Chí Minh đã kích hoạt chương trình khuyến mại tập trung kéo dài 3 tháng. Trong bối cảnh người tiêu dùng còn nhiều khó khăn, sức mua thấp, các hoạt động kích cầu được kết hợp với các tổ chức tín dụng để tạo cơ hội cho người tiêu dùng được giảm giá nếu thanh toán trực tuyến. Song song với đó, TP Hồ Chí Minh vẫn triển khai các chương trình kết nối nông sản, mùa nào thức đấy vào hệ thống các siêu thị để hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản.

Tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng cho hay, từ nay đến cuối năm, Thành phố sẽ triển khai các chương trình kích cầu theo kế hoạch đề ra. Tập trung vào việc kết nối cung cầu, bình ổn thị trường, đưa hàng về miền núi, quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP… Song song với đó là kết hợp với kiểm tra kiểm soát thị trường, đảm bảo giá cả và nguồn hàng luôn bình ổn, đặc biệt là vào các dịp Lễ, Tết.

Đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ông Trần Ngọc Năm – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho hay: “6 tháng cuối năm, tình hình nguồn cung xăng dầu cơ bản ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng”.

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6 năm 2023: Thị trường trong nước là điểm sáng của nền kinh tế
Sẽ đảm bảo nguồn cũng xăng dầu từ nay đến cuối năm

Đối với nguồn cung trong nước, trong bối cảnh Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có kế hoạch bảo dưỡng từ 25/8, sẽ tác động đến nguồn cung của thương nhân vào tháng 9, 10. Tuy nhiên, do Bộ Công Thương đã có kế hoạch phân giao nhập khẩu ngay từ đầu năm nên dự kiến việc dừng để bảo dưỡng nhà máy theo định kỳ sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung do doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu để bù đắp cho nguồn thiếu hụt.

“Chúng tôi sẽ theo dõi để thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công Thương về phân giao tổng nguồn nhập khẩu để đảm bảo ổn định nguồn hàng cho nhu cầu sử dụng trong nước” – ông Năm khẳng định.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7%. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cao su tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thế giới hồi phục ngay sát kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, riêng dầu thô WTI chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp trước.
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 0,69% lên hơn 7.200 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta chỉ tăng 0,12% và dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động