Thứ hai 12/05/2025 22:49

Hội thảo về văn học thiếu nhi, thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam và châu Âu

Chiều tối ngày 16/9, tại Viện Goethe Hà Nội đã diễn ra hội thảo trao đổi về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam và châu Âu.

Hội thảo trao đổi về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam và châu Âu diễn ra trong khuôn khổ hoạt động của Mạng lưới các cơ quan văn hóa châu Âu (EUNIC) với sự hợp tác với Đại sứ quán các nước Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và sự hỗ trợ của phái đoàn Liên minh châu Âu.

Hội thảo về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam, châu Âu tạo không gian mở cho việc trao đổi

Hội thảo tạo không gian cởi mở cho việc trao đổi về những sự phát triển trong nước và các xu hướng toàn cầu của văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên.

Động lực của sự kiện này bắt nguồn từ những nỗ lực tăng cường của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam kể từ năm 2021 nhằm quảng bá sách dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên Việt Nam. Sáng kiến ​​này nằm trong chiến lược phát triển văn hóa quốc gia 2030.

Thông tin từ Ban tổ chức, văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên liên tục thay đổi, với khoảng 8.000 ấn phẩm mới mỗi năm. Ở châu Âu, văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đề cập đến các chủ đề mới, thích ứng với các cuộc tranh luận chính trị và xã hội hiện tại mà không làm mất đi tiêu chí văn học và thẩm mỹ.

Trong khuôn khổ nội dung hội thảo, Giáo sư Björn Sundmark tại Đại học Malmö (Thụy Điển), tác giả của nhiều ấn phẩm về văn học thiếu nhi, đã đề cập đến quyền tự quyết của trẻ em và thanh thiếu niên được xã hội quan tâm, thể hiện trong văn học thiếu nhi, thanh thiếu niên châu Âu như thế nào?. Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên châu Âu đề cập đến tính độc lập của trẻ em, những thay đổi trong gia đình kèm theo đó. Các xu hướng phát triển ở châu Âu và Việt Nam được tổng hợp, từ đó đưa ra các cách tiếp cận định hướng khác nhau.

Thạc sĩ Trần Thị Phương Lan - Trưởng phòng Dịch vụ Bạn đọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam - cũng chia sẻ về cách xây dựng dần thói quen đọc sách trong gia đình, nhà trường, chính quyền, tổ chức và cộng đồng thông qua thiết chế của thư viện.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: văn học thiếu nhi

Tin cùng chuyên mục

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Khát vọng vượt ngưỡng, sáng tạo vì tầm vóc dân tộc

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục