Hội thảo Ngành Thép Việt Nam hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
Môi trường 13/09/2023 10:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hội thảo với sự tham dự của đại diện của Bô Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Hiệp hội thép Đông Nam Á, Tổ chức Tài chính quốc tế IFC cùng hơn 200 doanh nghiệp trong ngành thép và một số chuyên gia độc lập.
Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội thép nhận định: Đây sẽ là diễn đàn cung cấp và trao đổi thông tin đa chiều và cập nhật nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, chuyên gia – nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng các cơ quan quản lý nhà nước về quy định chính sách, pháp luật của Việt Nam, khu vực và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp Thép sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển phù hợp với Chiến lược xanh của đất nước và quốc tế.
“Việc phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam hướng tới Chiến lược Tăng trưởng xanh có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ đạo của Trung ương”- ông Đa khẳng định.
Ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học là những vấn đề quan trọng của nhân loại. Thời gian qua, trên toàn cầu đã có nhiều sáng kiến, giải pháp được nghi nhận như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp… Cùng với đó, đã hình thành các khung pháp lý và thoả thuận toàn cầu để định hướng lộ trình hành động vì khí hậu, như: Chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước đa dạng sinh học… đang được các quốc gia tích cực thực hiện.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm – Phó Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh Bộ Công Thương nhấn mạnh: Các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải được lồng ghép trong mọi chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển ngành Công Thương nhằm đảm bảo sự thích ứng linh hoạt với các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do biến đổi khí hậu gây ra, đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng ổn định của ngành.
![]() |
Ông Hoàng Văn Tâm phát biểu tại Hội thảo |
Tại hội thảo, ông Tâm cũng đã giới thiệu về Chiến lược Tăng trưởng xanh của ngành Công Thương cũng như các hoạt động đang triển khai trong việc cập nhật, tạo dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành Công Thương.
Theo ông Nghiêm Xuân Đa, công nghiệp Thép Việt Nam trong thời gian qua đã từng bước phát triển cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và có nhiều đóng góp lớn vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Đặc biệt từ năm 2015 đến nay, ngành thép đã có bước phát triển và trở thành nhà sản xuất thép thô thứ 13 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm.
Ngành thép Việt Nam đang từng bước nỗ lực chuyển đổi, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, tận dụng nhiệt thừa trong quá trình sản xuất để phát điện... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngành thép vẫn là một ngành có phát thải khí nhà kính lớn và tác động tới môi trường. Theo tính toán của chuyên gia, ngành Thép chịu trách nhiệm cho 7% tổng lượng phát thải quốc gia và khoảng 46% các quá trình công nghiệp.
"Việc chuyển đổi sản xuất thép từ "thép xám" sang "thép xanh" là xu thế không thể dừng lại và không nằm ngoài chủ trương phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam và hội thảo lần này là cơ hội để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về xu hướng phát triển xanh của thế giới và trách nhiệm thực hiện sản xuất xanh nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý trong nước và thị trường quốc tế" - ông Đa cho biết.
![]() |
Các diễn giả tham gia hội thảo |
Hội thảo với sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia đến từ: Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hiệp hội thép Đông Nam Á và Hiệp hội thép Việt Nam.
4 phiên thảo luận tập trung vào các chủ đề: Công nghiệp thép Việt Nam hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050; kinh nghiệm, lộ trình trung hòa các-bon của các quốc gia và Khuyến nghị cho Việt Nam; định hướng chuyển đổi công nghệ hướng tới trung hòa các-bon trong sản xuất thép và Cơ chế hợp tác; lộ trình chuyển đổi xanh của cộng đồng doanh nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bão KOINU mạnh cấp 15 gây nguy hiểm ngoài biển Đông

Thời tiết hôm nay ngày 3/10/2023: Bắc Bộ nắng ráo, Nam Bộ mưa dông

Các "ông lớn" ngành dầu khí nhấn mạnh cam kết chung giảm khí thải

Tín chỉ nhựa: Giải pháp toàn diện

Thời tiết hôm nay ngày 2/10/2023: Ba miền Bắc, Trung, Nam chiều tối mưa dông
Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 1/10/2023: Mưa dông Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Thời tiết hôm nay ngày 30/9/2023: Mưa lớn ba miền, Bắc, Trung, Nam

Thời tiết hôm nay ngày 29/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh

Cơ chế CBAM: Cơ hội hay thách thức?

Thời tiết hôm nay ngày 28/9/2023: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa to

Tái chế chất thải thành bao bì thân thiện môi trường

Thời tiết hôm nay ngày 27/9/2023: Mưa lớn khắp ba miền Bắc, Trung, Nam

Tình nguyện viên C.P. Việt Nam tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển 2023

Thời tiết hôm nay ngày 26/9/2023: Mưa lớn Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Tín chỉ carbon: Công cụ kinh tế hiệu quả trong bảo vệ môi trường

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Bộ Công Thương ra Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Thời tiết hôm nay ngày 25/9/2023: Khu vực Bắc Bộ chuyển mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 24/9/2023: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng

Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp gây thời tiết nguy hiểm, đề phòng dông lốc

Thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, đêm giảm mưa

Thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
