Bộ Công Thương triển khai kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh năm 2023

Ngày 19/7 tại Nha Trang, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương 2023.
Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Hội nghị nhằm giới thiệu kế hoạch hành động của Bộ Công Thương; triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương năm 2023 và các năm tiếp theo.

Giảm phát thải khí nhà kính: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương

Tham dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến công, các đơn vị tư vấn, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậutăng trưởng xanh.

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh năm 2023
Các đại biểu tham dự hội nghị

Trước đó, ngày 14/12/2022, Bộ Công Thương phê duyệt "Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Đây là bước khởi đầu quan trọng cho tiến trình dài hạn đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam. Kế hoạch hành động đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, kiểm soát phát thải khí nhà kính nhằm giảm dấu vết carbon, tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Kế hoạch hành động xác định ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng của ngành Công Thương, lấy thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển theo hướng các-bon thấp phù hợp với điều kiện quốc gia và xu hướng quốc tế. Các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải được lồng ghép trong mọi chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển ngành Công Thương nhằm đảm bảo sự thích ứng linh hoạt với các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do biến đổi khí hậu gây ra, đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng ổn định của ngành, hạn chế tối đa các thiệt hại do thiên tai, bão lũ, các tác động do thời tiết, khí hậu cực đoan.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân thuộc ngành Công Thương từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính phải gắn liền với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Từng bước kiểm soát phát thải khí nhà kính đối với các nguồn phát thải khí nhà kính lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất xanh phát triển”, ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh năm 2023
Ông Hoàng Văn Tâm báo cáo kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương năm 2023

Đến năm 2030 giảm 30- 40% khí nhà kính

Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Công Thương đặt mục tiêu Đóng góp vào mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26, đến năm 2030 giảm 30-40% phát thải khí nhà kính so với kịch bản BAU của ngành Năng lượng, 100% Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngành Công Thương tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính; Hoàn thiện các quy định, quy trình kiểm kê, kiểm soát phát thải khí nhà kính cho các ngành công nghiệp.

Bộ Công Thương cũng đặt ra mục tiêu giảm thiệt hại do tác động của BĐKH; Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư công trình,hạ tầng cơ sở công nghiệp, thương mại, năng lượng; lồng ghép các vấn đề trong biến đổi khí hậucác quy hoạch, chiến lược

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các giải pháp về quản lý, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về tăng cường hợp tác quốc về và triển khai các giải pháp về đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực kết hợp các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương, cũng như triển khai các hoạt động kiểm kê, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về khí nhà kính của ngành và Cơ sở, phối hợp với cơ quan đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành có liên quan triển khai các chương trình, nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan nhằm thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh. Giải pháp giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, rượu bia nước giải khát, giấy,... Theo đó, các ý kiến đều đưa ra giải pháp dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Hiện Việt Nam đã cam kết phát thải ròng bằng không để đáp ứng xu thế chung của thế giới, do vậy các doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy định mới, trong đó thị trường giao dịch các -bon được coi là công cụ giúp doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, các Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng tại các địa phương cũng phải sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực tại chỗ để có thể đáp ứng công việc kiểm định phát thải khí nhà kính. Thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phân bổ lượng khí thải phải giảm cho các doanh nghiệp, ngoài ra các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào châu Âu phải thực hiện chính sách CBAM, do đó, thách thức và áp lực đối với các doanh nghiệp sẽ rất lớn"- ông Tăng Thế Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Đà Nẵng đã huy động hơn 4,6 tỷ đồng, trồng gần 14.000 cây xanh, góp phần phát triển bền vững thành phố.
Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du
Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 đã tạo chuyển biến tích cực.
Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp đang hiện thực hoá chính sách của nhà nước bằng những hành động cụ thể.
Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Sáng ngày 15/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 khu vực phía Nam.
Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Tòa nhà VNPT Vinaphone được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020” cùng nhiều không gian xanh về thiết kế.
Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế có được khi thực hành ESG.
Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Xu hướng tiêu dùng xanh đã góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất, cung ứng chuyển hướng trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.
Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”.
Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cùng ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy, phát triển các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon.
Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Với sự vào cuộc của ngành Công Thương, xu hướng tiêu dùng và phân phối xanh tại Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Khoảng 30% doanh nghiệp trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1% khoản chi tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, thay vì “tái chế, tái sử dụng” giảm thiểu chất thải trong tiêu dùng cũng là thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là thực trạng mà các trường đại học đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.
3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

Ngành công nghiệp tái chế ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng thải rác ra môi trường.
Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa

Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa

Theo kế hoạch chiến lược 5 năm từ nay đến hết năm 2027, LaVie và DTR hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa.
Nhãn sinh thái - nhận diện sản phẩm xanh

Nhãn sinh thái - nhận diện sản phẩm xanh

Nhãn sinh thái là một trong những nhận diện thương hiệu sản phẩm xanh, an toàn được nhiều người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động