Cuộc đua tăng trưởng xanh trong các ngành sản xuất tại Việt Nam

Doanh nghiệp trong các ngành từ xây dựng, thực phẩm cho tới hàng tiêu dùng tại Việt Nam đều đang có chiến lược riêng để thực hiện tăng trưởng xanh.
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh năm 2023 Các hội nghị Bộ trưởng APEC tại Seattle thúc đẩy tăng trưởng xanh và kết nối kinh tế

Thách thức toàn cầu buộc doanh nghiệp thích ứng

Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức lớn như suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, đặt ra bài toán lớn về việc làm sao để đảm bảo tương lai bền vững cho các thế hệ tiếp nối. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp thiết nhất khi nồng độ khí nhà kính đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm qua và thế giới đã ấm lên 1,1 độ C so với cuối những năm 1800.

Theo Báo cáo của Liên Hợp quốc vào năm 2018, các nhà khoa học và chuyên gia đã thống nhất rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C sẽ là ngưỡng an toàn giúp chúng ta tránh được những tác động biến đổi khí hậu xấu nhất.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi có một cam kết và hệ thống giải pháp mang tính toàn cầu và cấp thiết. Vào tháng 12/2021 tại Hội nghị COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giảm mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Mục tiêu đạt Net Zero vào 2050 của Việt Nam được đánh giá là thách thức, tuy nhiên cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình kinh doanh và chuyển đổi tăng trưởng bền vững hơn.

Cuộc đua tăng trưởng xanh trong các ngành sản xuất tại Việt Nam
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang hướng đến sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng theo tiêu chí xanh và bền vững.

Trong cuộc đua phát triển xanh ở Việt Nam, doanh nghiệp FDI hiện “nhỉnh” hơn bởi tiềm lực tài chính, công nghệ… được hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, bà Cao Thị Thu Hồng - Trưởng phòng phát triển bền vững của C.P. Việt Nam- chia sẻ rằng, doanh nghiệp này đã và đang xây dựng mô hình kinh doanh khép kín 3F Plus hướng đến sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng; đồng thời đưa ra mục tiêu giảm khí thải nhà kính hướng đến là doanh nghiệp không phát thải Net Zero vào năm 2050.

C.P. Việt Nam cũng gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng sinh học, năng lượng biogas, năng lượng xanh. Theo đó ở trang trại sẽ xử lý chất thải vật nuôi làm khí gas sử dụng cho các hoạt động sản xuất hàng ngày. Và trên các áp mái của nhà máy trang trại văn phòng đang dần dần lắp ráp các tấm pin năng lượng mặt trời và dự kiến năm 2024 lắp đặt khoảng 37MW. “Trước đó, trong năm 2021 chúng tôi đã ngưng sử dụng than đá trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng đến một môi trường sản xuất bền vững, giảm phát thải, giảm tác động đến môi trường”- bà Hồng cho biết.

Ngoài ra, theo bà Hồng, doanh nghiệp đã áp dụng chính sách bao bì bền vững trong sản xuất kinh doanh đó là “100% bao bì thực phẩm có thể tái chế, tái sử dụng và có thể phân hủy, đồng thời giảm thiểu các loại bao bì không cần thiết. “Ở trại giống thủy sản, dùng các thùng nhựa thay cho các túi nylon nhằm giảm thiểu nhựa và nâng cao tỷ lệ sống của con giống. Trong nhà máy sản xuất thay thế các túi đựng bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất bằng các khay nhôm, nhựa có thể làm vệ sinh và tái sử dụng; còn ở các cửa hàng bán lẻ, áp dụng các túi vải, hộp nhựa và khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng khi mua hàng”- bà Hồng chia sẻ thêm.

Ở lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, Unilever Việt Nam cho biết trong phạm vi nội bộ, doanh nghiệp đã sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong toàn bộ hoạt động vận hành nội bộ của mình từ năm 2021, sớm 9 năm so với cam kết toàn cầu của tập đoàn. Điều này đạt được thông qua nhiều sáng kiến chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện năng, tái chế và tái sử dụng, kinh tế tuần hoàn… Toàn bộ nhiên liệu vận hành lò hơi ở tất cả các cụm nhà máy của Unilever trên toàn quốc được sử dụng từ viên nén sinh khối (biomass) tái chế từ phụ phẩm nông nghiệp như gỗ, vụn trấu... thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch (diesel).
Các sáng kiến trong vận hành này đã giúp Unilever loại bỏ trung bình gần 10.000 tấn CO2 mỗi năm kể từ 2007 tới nay và giúp tiết kiệm hàng trăm ngàn Euro mỗi năm. Ngoài ra, để giảm phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện năng, hướng tới mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo, Unilever Việt Nam đã bổ sung chứng chỉ năng lượng tái tạo IREC đối với nguồn điện đang sử dụng tại tất cả các nhà máy, văn phòng và trung tâm phân phối. Điều này có nghĩa là toàn bộ lượng carbon phát thải qua điện năng tiêu thụ được xem là carbon tích cực.

Trong toàn bộ chuỗi giá trị, trên thực tế, phần lớn lượng phát thải carbon đến từ hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn: như từ nguyên liệu thô đầu vào, vận chuyển nguyên liệu, đến các hoạt động sản xuất của nhà máy, sau đó là quá trình kho vận, phân phối, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu khí hậu một cách tổng thể, Unilever đã cùng hơn 200 đối tác trong toàn chuỗi cung ứng cam kết hành động vì khí hậu thông qua hợp tác xây dựng chuỗi giá trị không phát thải carbon đến năm 2039.

Unilever cũng đã triển khai nhiều mô hình sáng kiến trong quản lý rác thải nhựa bền vững thông qua mô hình hợp tác công tư cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2020, mô hình kinh tế tuần hoàn thu gom và tái chế bao bì nhựa hợp tác cùng các đối tác như Duy Tân, Vietcycle... Cho đến nay, Unilever đã đạt cột mốc giảm hơn 50% nhựa nguyên sinh sử dụng trong bao bì, 63% bao bì có khả năng tái chế, thu gom và xử lý hơn 20.000 tấn rác thải nhựa, hỗ trợ sinh kế và cải thiện điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, phúc lợi xã hội cho hơn 2.500 lao động nữ trong lực lượng lao động thu gom phi chính thức.

“Chúng tôi cam kết xây dựng chuỗi giá trị xanh phi phát thải như là cốt lõi của mô hình kinh doanh bền vững và trên thực tế đã tiên phong đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong toàn bộ hệ thống vận hành của mình từ năm 2021. Không chỉ dừng lại ở đó, Unilever cũng tiếp tục lan tỏa và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh này tới hệ thống hàng trăm các đối tác trong toàn bộ chuỗi giá trị, trở thành lực đẩy cho sự chuyển mình mang tính hệ thống của nền kinh tế”- bà Lê Thị Hồng Nhi - Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam cho biết.

Cuộc đua tăng trưởng xanh trong các ngành sản xuất tại Việt Nam
Ông Jacobo Perez Polaino - Tổng Giám đốc Sika Việt Nam đang trao đổi về các giải pháp giảm khí thải nhà kính của Sika cùng với khách tham quan một triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực xây dựng, đại diện của Sika Việt Nam cho biết, tại sự kiện BCI Equinox 2023 chủ đề "Net Zero và Giải pháp năng lượng” tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 24/8, doanh nghiệp này đã công bố lộ trình hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính với những chỉ số rõ ràng được hệ thống hóa và báo cáo hàng năm của tập đoàn.

Cụ thể, Sika công bố các số liệu cụ thể đo lường được qua 5 năm vận hành theo chiến lược bền vững 2018 - 2023 bao gồm tiết kiệm 25.000 triệu lít nước nhờ SikaGrind® - dòng phụ gia đặc thù sử dụng trong sản xuất xi măng; giảm 10% KWh trên mỗi tấn xi măng sản xuất; giảm 30-40% lượng khí thải CO2 so với xi măng thông thường nhờ công nghệ đất sét nung. Hơn thế nữa, giải pháp và thông tin phụ gia Sika giúp giảm đến 50% lượng clinker nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia xây dựng đầu ngành.

Bên cạnh đó, Sika khẳng định cam kết tiếp tục nghiên cứu, triển khai công nghệ và sản phẩm mới, hướng tới đạt “Net Zero Carbon”. Qua việc công bố các hành động thiết thực ở quy mô toàn cầu đến địa phương như cung cấp giải pháp thay thế xi măng Portland; màng chống thấm tái chế; quy trình tái chế bê tông với công nghệ độc quyền reCO2ver; giảm hàm lượng xi măng trong vữa; giảm lượng clinker trong sản xuất xi măng; thu hồi nhiệt thải từ sản xuất.

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc ra sao?

Cùng với các doanh nghiệp FDI, trong hành trình hướng tới phát triển bền vững mặc dù doanh nghiệp Việt có phần chậm hơn song vẫn có những doanh nghiệp đang thực hiện khá bài bản và đạt thành tựu bước đầu. Trong đó, ở lĩnh vực dệt may những cái tên như May 10, May Đức Giang hay Thành Công… đang đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất xanh.

Theo đó, Tổng công ty Ðức Giang đã tạo ra các sản phẩm được sản xuất trong các nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước sạch và thân thiện với môi trường. Các sản phẩm thời trang của tổng công ty được nghiên cứu, phát triển dựa trên các nguyên liệu tái chế, có nguồn gốc từ tự nhiên như sợi vải vỏ hàu, sợi vải cà-phê, sợi bạc hà,... đã được khách hàng đón nhận, tin dùng.

Hay với Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM), ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT của TCM cho biết, doanh nghiệp xác định sản xuất thời trang xanh là xu hướng và từ năm 2015 đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kinh doanh (R&D), đồng thời đầu tư bài bản cho nguồn nhân lực, tuyển dụng các sinh viên học ngành thời trang xuất sắc của Trường Đại học Bách khoa.

Theo ông Tùng, việc thành lập trung tâm R&D giúp TCM có 3 dòng sản phẩm chính là dòng sản phẩm thân thiện với môi trường (tái chế từ chai nhựa, mía, bắp, quần áo cũ…); dòng sản phẩm tính năng theo mùa và dòng sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống.

Ở lĩnh vực nhựa, hàng tiêu dùng hay thực phẩm, các tên tuổi như Nam Thái Sơn, Vinamilk, Masan, PAN… cũng đã có những thay đổi trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Dù vậy, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang sụt giảm, để có thể lựa chọn hướng phát triển xanh vừa phù hợp nội lực của doanh nghiệp Việt Nam, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xanh mà các thị trường quốc tế đang áp dụng là vấn đề không dễ. Đó là chưa kể để chuyển đổi sang sản xuất xanh, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều rào cản, mà đứng đầu trong đó là công nghệ và chi phí. Cùng với đó, tại Việt Nam chưa có cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế xanh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh, Bộ Công Thương đã phê duyệt "Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Đây là bước khởi đầu quan trọng cho tiến trình dài hạn đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

Kế hoạch hành động đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, kiểm soát phát thải khí nhà kính nhằm giảm dấu vết carbon, tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cũng đặt ra mục tiêu giảm thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư công trình,hạ tầng cơ sở công nghiệp, thương mại, năng lượng; lồng ghép các vấn đề trong biến đổi khí hậu các quy hoạch, chiến lược.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các giải pháp về quản lý, khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và triển khai những giải pháp về đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực kết hợp hoạt động về tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.
Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định đã và đang sử dụng rất hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam (ENE Vietnam 2024) dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, TP. Hà Nội.
Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Chiếm đến hơn 65% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh FDI.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Chiều 14/5, Trung tâm Khuyến công 1 đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm giới thiệu, quảng bá và hiệu chỉnh sàn giao dịch thương mại điện tử D2C.
Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Sản xuất công nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong 73 năm qua cho thấy, công nghiệp đã có những bước tiến được ví như “xương sống” của nền kinh tế.
Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Xây dựng mối liên kết, xúc tiến thương mại,… đây là 2 trong nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực phía Bắc phát triển.
Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.
Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Chiều ngày 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương và phát động phong trào thi đua Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2024.
Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Năm 2024, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt từ 15 đến 16%. Để đạt được mục tiêu này, Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn ở Tuyên Quang là một chủ trương đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Sáng 13/5, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024 (SEAISI Conference &Exhibition 2024).
Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của chương trình khuyến công, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Cơ khí là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên thời gian qua ngành này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.
"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Công tác khuyến công được nhận định là một trong những lực đẩy quan trọng giúp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh tăng trưởng.
Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý, phát triển, thành lập cụm công nghiệp.
Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phát triển robot hình người.
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Nhờ triển khai sớm các nội dung, đề án, Trà Vinh đã và đang đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công của địa phương.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động