Thứ tư 06/11/2024 04:43

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp xuất khẩu

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại diễn ra chiều ngày 16/6.

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại là sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023 do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ đạo thực hiện.

Tham gia Hội nghị có hơn 200 đại biểu tham dự, gồm: Đại diện Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung, Lãnh đạo Bộ Công Thương, các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và các doanh nghiệp.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng tham gia hai phiên thảo luận kết nối tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua kênh tiêu thụ trong nước và vào hệ thống phân phối tại thị trường nước ngoài.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh thế giới vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và căng thẳng chính trị diễn ra ở một số thị trường có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng bị tác động và gặp nhiều khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, 5 tháng 2023, mặc dù có những tín hiệu tích cực, về xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập… Tuy nhiên, so với thời gian trước đây, bức tranh kinh tế cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. "Vì thế, việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước là việc làm hết sức quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương"- Thứ trưởng nêu rõ.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tích cực củng cố và phát triển thị trường trong nước đẩy mạnh xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hình thức xúc tiến thương mại khác nhau được tổ chức thường xuyên, liên tục như: hội nghị kết nối giao thương, hội chợ triển lãm trực tuyến và trực tiếp, tạo ra nhiều kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng, góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, duy trì ổn định kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

This browser does not support the video element.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong năm 2022, Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thành công các Chương trình kết nối giao thương giữa Nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại cả ba miền Bắc – Trung – Nam và gần đây nhất là chương trình Kết nối giao thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 5/2023.

“Các Chương trình Kết nối giao thương đã đạt được những thành tựu nhất định, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tại ba miền Bắc – Trung – Nam kết nối và trao đổi, giao dịch trực tiếp với nhiều đối tác trong nước và quốc tế. Qua đó đã đạt kết quả nhất định, thiết thực”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá.

Phát huy các kết quả đạt được trong công tác xúc tiến thương mại vừa qua, Thứ trưởng cho rằng, Hội nghị được tổ chức hôm nay là hoạt động xúc tiến thương mại cấp khu vực quan trọng, với sự tham gia của hầu hết các địa phương khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, với sự tham gia của nhiều địa phương, doanh nghiệp là tín hiệu tích cực, trong thời điểm khó khăn.

Các đại biểu tham gia hội nghị

Song song với Hội nghị kết nối giao thương, để nâng cao hiệu quả tham gia của doanh nghiệp, Ban tổ chức tổ chức khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tiểu biểu, tiềm năng xuất khẩu của các địa phương tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quảng bá trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước và du khách quốc tế, tiếp cận và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng với xu hướng thị trường.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, năm 2023 là năm thứ ba TP.Hà Nội phối hợp cùng với Bộ Công Thương tổ chức Chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội

Theo lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, các chương trình kết nối giao thương trước đây đã đạt được những kết quả tốt đẹp, các doanh nghiệp địa phương tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã kết nối và trao đổi; giao dịch trực tiếp với các nhà phân phối trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhiều đối tác quốc tế thông qua các tổ chức Xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Đặc biệt, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, các chương trình đã có sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, sự hỗ trợ của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại các nước, các tổ chức Xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan, đơn vị tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

"Tin tưởng rằng Hội nghị hôm nay cùng với chuỗi các hoạt động kết nối giao thương tổ chức tại TP.Hà Nội sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ nói chung, doanh nghiệp TP.Hà Nội nói riêng tìm được cơ hội hợp tác, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hệ thống phân phối nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa"- ông Quyền nói.

Từ ngày 16/6 đến ngày 18/6/2023, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của 23 địa phương gồm: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Nam, Hà Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái; cùng với đó là sự tham gia trưng bày của hơn 300 nhà cung cấp, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất.

Thông qua hoạt động này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quảng bá trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước và du khách quốc tế, tiếp cận và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng với xu hướng thị trường

Bảo Thoa - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch