Hội nghị kết nối cung - cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ hàng Việt
Thương mại 22/04/2022 15:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: Hội nghị là hoạt động mở đầu cho chương trình mà Ban vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tham gia hưởng ứng phục hồi phát triển kinh tế theo tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ. Hội nghị sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp, đề xuất, giải pháp của các chuyên gia, bộ ngành để tuyên truyền, phổ biến thông tin kinh nghiệm kết nối cung - cầu cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước.
![]() |
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị |
Năm 2021, mặc dù phải đối mặt với tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ chỉ giảm nhẹ 4,6% so với năm 2020. Đáng tự hào là những “quả ngọt” từ Chương trình Người ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã vượt biên giới Việt Nam đến được các thị trường khó tính.
Có được kết quả này, bên cạnh sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương... với vai trò chủ trì, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động kết nối cung – cầu góp phần bình ổn thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. Riêng năm 2021, toàn quốc đã có khoảng 33 địa phương thực hiện Chương trình bình ổn thị trường với số điểm bán hàng vượt qua 11.000 điểm, nhiều mô hình tiêu thụ nông sản và vật tư nông nghiệp được hình thành tại 22 tỉnh, thành phố.
Đến nay, cả nước đã có 700 chuỗi cung ứng nông sản an toàn được kết nối giữa 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, tiêu thụ chủ yếu là rau, thịt, trứng, chè, gạo và thuỷ hải sản...
Nhiều doanh nghiệp đã đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam vào hệ thống phân phối tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu vào hệ thống bán lẻ trên toàn cầu...
Trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động, từ năm 2015 đến nay, các đơn vị của Bộ Công Thương đã tổ chức được koảng 70 hội nghị kết nối cung cầu thu hút được hàng nghìn đại biểu với gần 1.000 biên bản thoả thuận được ký kết.
“Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã trực tiếp triển khai, hướng dẫn, phối hơp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước; hàng triệu phiên giao thương trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu hàng hoá nông sản và đạt được những kết quả rất khả quan” - bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ.
Dự báo, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trong năm 2022 và những năm tiếp theo, tiếp tục tác động đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ucraina đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng, lưu chuyển thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Để Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam phát huy được những kết quả đã đạt được, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận được với nhau nhiều hơn, đạt được nhiều giá trị hơn nữa, các đại biểu tham dự cho rằng: Bên cạnh việc quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng hệ thống phân phối, bảo quản sản phẩm nông sản; có chính sách hỗ trợ về mặt bằng, đào tạo nhân sự, khoa học công nghệ... Chính phủ cần quan tâm, ưu đãi nhiều hơn với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp có những cam kết chuyển giao công nghệ và công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, tạo nhiều việc làm... Bởi thực tế, chúng ta đang “thương con nuôi hơn con đẻ” khi dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà chưa thực sự quan tâm, ưu tiên đến doanh nghiệp Việt Nam...
Theo chuyên gia Võ Đại Lực, thế giới đang đối diện với thách thức, rủi ro chưa từng có. Thế giới xấu đi sẽ tác động đến các nước... doanh nghiệp phải nghĩ tới cái biến động của môi trường kinh doanh trong dài hạn, không chỉ trong mà cả ngoài nước, để ứng phó linh hoạt.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp đã đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam vào hệ thống phân phối tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu vào hệ thống bán lẻ trên toàn cầu |
Nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu, ông Mạc Quốc Anh - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệpvừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, các điểm bán hàng Việt đang phát huy hiệu quả, cần phải tiếp tục trong thời gian tới. Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ DN không chỉ về vốn, lãi suất mà cả các vấn đề liên quan đến tích trữ, bảo quản hàng hoá tránh đội giá, hay gặp khan hiếm trong cung cầu.
Về các giải pháp trong thời gian tới, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu ý kiến: Ban chỉ đạo nên đề xuất với Bộ Chính trị thay đổi tên gọi cho phù hợp với thực tiễn hội nhập. Song song với việc hỗ trợ cho vùng sản xuất nông sản, doanh nghiệp chế biến,doanh nghiệp logictics… Cần đẩy mạnh liên kết vùng, hợp tác, hoạch định cho phát triển vùng, để không bị mất cân đối, không bị dư cung và khó khăn trong tiêu thụ. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp kết nối cung - cầu, có cơ chế chính sách để hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, xây dựng hệ thống phân phối phát triển rộng khắp, tập trung phát triển thương mại điện tử để kích thích nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ.
Về phía Sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các tỉnh, thành phố đưa hàng hoá về tiêu thụ ở các kênh phân phối. “Bản thân các địa phương, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, chắc diễn biến thị trường trong nước và thế giới, đánh giá đúng phân khúc thị trường để tính toán sản xuất cho phù hợp. Làm sao để không chỉ nhiều người sử dụng hàng Việt mà còn tự hào khi dùng hàng Việt”- bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thị trường ASEAN: Từ các sáng kiến đến hành động hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ tăng

Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024
Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tăng kỷ lục

Hải Phòng tham khảo mô hình khu thương mại tự do và khu phi thuế quan

Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Vietnam Medipharm Expo 2023: Điểm hẹn giao thương của các doanh nghiệp ngành y dược

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Đà Nẵng: Hơn 4.000 đơn vị tham gia khuyến mại kích cầu mua sắm

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Infographics | 11 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái tăng cao
