Thứ sáu 16/05/2025 12:06

Hòa Bình lần đầu xuất 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Tỉnh Hòa Bình vừa xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang Hàn Quốc, kỳ vọng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực trên địa bàn.

Chiều 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân (phường Dân Chủ, TP. Hoà Bình) và Công ty Tomas Trade Co.Ltd Hàn Quốc, Công ty ASIA Ocean xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình, nhu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc cần khoảng 4.000 tấn ớt muối chua/năm. Dự kiến năm 2024, Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân sẽ xuất khẩu 150 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình sẽ mở rộng khoảng 50 ha diện tích trồng ớt chỉ địa muối chua xuất khẩu, tập trung tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và TP. Hòa Bình.

Lễ xuất khẩu hàng ớt muối chua Hoà Bình sang thị trường Hàn Quốc

Còn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa BìnhNguyễn Huy Nhuận thông tin, xuất khẩu nông sản ở Hoà Bình những năm gần đây có nhiều khởi sắc, tăng trưởng cao cả về sản lượng xuất khẩu và số lượng thị trường xuất khẩu. Với lô ớt xuất khẩu lần này có điểm mới vì đây là lô sản phẩm đầu tiên được xuất khẩu theo đặt hàng từ đối tác nước ngoài (kể cả về chủng loại giống, kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng gói đều đã đáp ứng yêu cầu của đối tác).

Đặc biệt, lô hàng ớt lần này cùng với các sản phẩm khác như mía đường, bưởi diễn, măng Kim Bôi… được kỳ vọng sẽ tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời gian tới.

Sản phẩm ớt muối chua của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Tiến Ngân được đưa lên container

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình không chỉ xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như mía, cam, bưởi... sang thị trường nước ngoài mà tiến tới đẩy mạnh cả với những sản phẩm, cây trồng mới; đồng thời, củng cố niềm tin của người sản xuất, cán bộ, chính quyền địa phương trong việc tổ chức sản xuất theo yêu cầu đặt hàng.

Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng khuyến khích các vùng trồng nông sản chủ lực, doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn đầu tư dây chuyền, công nghệ để chế biến sâu, tạo động lực để chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô, tươi sống sang xuất khẩu sản phẩm đã chế biến nhằm tăng sản lượng, gia tăng giá trị sản phẩm.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải