Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa
Hoà Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư gắn với phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao

Lên với những huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hoá của đồng bào, cảm nhận những nét văn hóa riêng có của mỗi vùng miền.

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương
Là chợ thuộc vùng cao nhưng rất đông và sôi động

Theo Quyết định số 2140/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Hoà Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thời gian qua, Sở Công Thương Hoà Bình đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy mô, tính chất đầu tư theo quy hoạch và hỗ trợ vốn cho đầu tư, xây mới nâng cấp, cải tạo các chợ.

Theo đó, đến nay tỉnh Hòa Bình có 95 chợ. Trong đó có: 1 chợ hạng I; 10 chợ hạng II và 84 chợ hạng III. Hầu hết các chợ là kiên cố hoặc bán kiên cố, các ki ốt trong chợ đã từng bước được đầu tư khang trang, sạch sẽ; nền chợ, giao thông trong chợ được bê tông cứng hóa, hệ thống thoát nước, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Mọi hoạt động quản lý chợ truyền thống đều do Ban quản lý hoặc Tổ quản lý thực hiện theo đúng quy định, góp phần duy trì trật tự kỷ cương đối với hoạt động mua bán.

Trong số 95 chợ hiện có ở Hoà Bình, có 2/3 số chợ thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các chợ hầu hết hoạt động theo hình thức chợ phiên. Do phần lớn dân số tỉnh Hòa Bình sống ở nông thôn và có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên chợ nông thôn vẫn là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa của đại bộ phận dân cư, trong đó có đồng bào các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông.

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương
Tại chợ phiên, nhiều nông sản được bày bán rất bắt mắt

Chợ nông thôn vừa là nơi tiêu thụ các loại sản phẩm của người dân làm ra, cũng là nơi thu gom các loại hàng hoá, tạo ra khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, đồng thời đảm bảo vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Đặc biệt, hệ thống mạng lưới chợ nông thôn, trong đó có các chợ phiên, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, cũng là nơi giao lưu văn hóa vùng miền của đồng bào các dân tộc. Hàng năm, mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh không những tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động, mà còn tạo ra một nguồn thu khá lớn cho ngân sách địa phương.

Những năm qua, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển, trong đó có Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Với hoạt động xây dựng nông thôn mới ở Hoà Bình, chương trình cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí cơ bản và chuyển sang thực hiện tiêu chí nâng cao, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn.

Bên cạnh các tiêu chí nông thôn mới khác, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng xây dựng tiêu chí chợ truyền thống nông thôn. Trong đó, yêu cầu quan trọng là quy hoạch chợ phải gắn với quy hoạch chung của địa phương, tránh tình trạng chợ xây xong bỏ hoang, không sử dụng được.

Theo đó, để xây dựng chợ đáp ứng nhu cầu của người dân, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã được hỗ trợ đầu tư xây mới và cải tạo, nhất là các xã khó khăn. Đến nay, đã có nhiều chợ được đầu tư xây mới và nâng cấp sửa chữa. Một số chợ sau khi được đầu tư xây dựng, cải tạo đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp nhân dân trên địa bàn mở rộng giao thương hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, phục vụ tốt hơn đời sống của đồng bào các dân tộc.

Với vai trò, chức năng của mình, hàng năm, Sở Công Thương Hoà Bình đều tổ chức Lớp đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý chợ, nghiệp vụ chợ cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở Công Thương, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế huyện Lương Sơn, Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị kiến thức về công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trong tình hình hiện nay; định hướng, chính sách phát triển của Nhà nước đối với công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và các quy định về công tác quản lý chợ.

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương
Hàng hóa được bày bán tại chợ phiên khá phong phú

Song song với việc hoàn thành xây dựng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Đà Bắc, năm 2023, Sở Công Thương Hoà Bình đã tham mưu ban hành Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt 3 Đề án khuyến công tỉnh Hoà Bình năm 2023 gồm các nội dung: “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất chế biến cá”; “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tấm lợp tôn” và “Thông tin tuyên truyền hoạt động khuyến công”. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông lâm sản và chế biến thực phẩm; Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn trong thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2022… nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

Có thể nói, việc đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn của Hoà Bình đến nay đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng dần nhu cầu về giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa thương nhân và bà con dân tộc ở các bản, làng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt, chợ tiếp tục phát huy được vai trò là kênh phân phối bán buôn, bán lẻ chủ yếu của địa phương, đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng; giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông lâm sản địa phương.

Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động