Thứ sáu 09/05/2025 20:23

Hỗ trợ học sinh vùng cao học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Đồng hành cùng Bộ GD&ĐT, Công ty Casper Việt Nam đã trao tặng 12 tivi Smart TV 55-inch để hỗ trợ các em học sinh huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang học tiếng Anh.

Phát biểu tại buổi trao tặng, TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm 2022, chương trình tiếng Anh tiểu học (từ lớp 3) bắt buộc triển khai trên cả nước nhưng tình trạng thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học về cả lượng và chất đang rất lớn, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Hà Giang từng được một số trường tiểu học tại Hà Nội giúp đỡ giảng dạy tiếng Anh thông qua hình thức đào tạo trực tuyến nhưng gặp nhiều khó khăn do thiếu các thiết bị và đường truyền yếu.

Trao tặng tivi cho học sinh vùng cao Hà Giang

Qua thời gian triển khai, cả cơ quan chức năng và địa phương đều nhận thấy học trực tuyến trên môi trường lớp học về cơ bản là khó đạt hiệu quả do học sinh thiếu tập trung, chất lượng âm thanh và hình ảnh của thiết bị, công nghệ chưa đảm bảo. Do vậy, Hà Giang đã có công văn mong nhận được sự đồng hành, chia sẻ để giúp các em học sinh vùng khó khăn được học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các đơn vị chuyên môn liên quan xây dựng 280 video bài giảng để phục vụ việc tổ chức dạy học trong điều kiện gặp khó khăn về giáo viên, giúp học sinh tự học trong điều kiện dịch bệnh, ốm đau và các trường hợp bất khả kháng. Chương trình sẽ hỗ trợ giáo viên triển khai dạy học, giáo viên có thể sử dụng một phần, toàn phần, bổ trợ hoặc tăng cường bộ video…

Nội dung bài giảng bám sát theo khung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếng Anh cấp tiểu học. Bộ video có độ nén 50% so với thời lượng trên lớp học, đảm bảo chính xác về mặt ngôn ngữ, phương pháp dạy học, hấp dẫn và có yếu tố tương tác. Ngoài hệ thống bài giảng, giáo viên còn có thể sử dụng ngân hàng kiểm tra đánh giá để biên soạn các đề thường xuyên và định kỳ cho học sinh.

Cô và trò cùng trải nghiệm học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để cùng huyện Mèo Vạc vượt qua khó khăn ban đầu và triển khai các hình thức dạy học linh hoạt, Công ty Casper Việt Nam đã trao tặng 12 tivi để dự án chính thức đi vào hiện thực. Đây là mẫu tivi thông minh tích hợp nhiều công nghệ mới với màn hình lớn, hình ảnh và âm thanh rõ nét giúp việc dạy học của thầy trò vùng cao dễ dàng hơn.

Đại diện Casper Việt Nam chia sẻ: “Bằng Casper Smart TV và ứng dụng giáo dục thông minh, chúng tôi tin rằng những bài giảng - kiến thức học tập trực tiếp được giáo viên thực hiện sẽ truyền cảm hứng mỗi ngày tới trẻ em tại vùng sâu, vùng xa của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sự hỗ trợ thiết thực này sẽ hỗ trợ nền tảng kiến thức và cổ vũ tinh thần tự lực vươn lên của các em, giúp các em hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Đợt tài trợ này, Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT tập trung phân bổ tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang: Trường PTDTBT tiểu học Thượng Phùng (xã Thượng): 3 cái; Trường PTDTBT tiểu học Xín Cái (xã Xín Cái): 3 cái; Trường PTDTBT tiểu học Sủng Trà (xã Sủng Trà): 3 cái; Trường PTDTBT tiểu học Niêm Sơn (xã Niêm Sơn): 3 cái.
Mạnh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: ẩm thực vùng cao

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị