Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng

Để tăng tính liên kết trong xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ Công Thương cho rằng, cần thực hiện các giải pháp chiến lược, lâu dài.
Khai mạc Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng Tạo đột phá trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng miền ổn định lâu dài và đạt hiệu quả.

Rào cản về cơ cấu tổ chức, nguồn lực xúc tiến thương mại

Chia sẻ về công tác xúc tiến thương mại của Vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng, sáng 5/6, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, nền kinh tế thế giới năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh các hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú phát biểu tại hội nghị

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đang gia tăng về tần suất cũng như quy mô thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở ra nhiều lựa chọn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng tham gia quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác giao thương quốc tế, từ các sự kiện đa ngành cho tới những sự kiện chuyên ngành sâu, hẹp với đủ dạng hình thức, nội dung xúc tiến.

Tuy nhiên, theo nhận định của Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại: "Dù tính liên kết trong công tác xúc tiến thương mại của vùng Đồng bằng sông Hồng đã được cải thiện, song việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại liên kết vùng còn gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là hạn chế về cơ cấu tổ chức và nguồn lực thực hiện".

Cụ thể, ông Vũ Bá Phú chỉ ra, với 11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng hiện có 3 mô hình trung tâm xúc tiến thương mại, thuộc các đơn vị quản lý khác nhau dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và triển khai có hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, một số địa phương gặp khó trong việc bố trí địa điểm, dịch vụ thuận lợi để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại lớn, thường xuyên. Cùng đó, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế; tính liên kết chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả trong mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng, dẫn đến nguồn lực cho xúc tiến thương mại bị dàn trải, chồng chéo, thiếu các hoạt động có quy mô lớn, tác động sâu rộng.

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng
Đại diện Sở Công Thương các địa phương tham dự hội nghị

Chia sẻ thêm về những khó khăn, thách thức trong hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay trên địa bàn tỉnh, bà Vũ Thị Kim Phượng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương trong việc tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng trong những năm qua, tỉnh Hải Dương cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là với các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Mặc dù vậy, theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương, trong quá trình triển khai, hoạt động liên kết vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản tại một số địa phương, trong đó có Hải Dương vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như, vai trò của các bên tham gia liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn nhiều hạn chế; việc sản xuất nông sản theo hướng kinh tế nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa phù hợp với thị trường vẫn còn một số bất cập; cơ chế, chính sách phát triển liên kết các vùng còn chưa đồng bộ, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng.

Bên cạnh đó, sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng vẫn còn mang tính đơn lẻ, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương được triển khai nhưng chưa mạnh; chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng. Không gian và địa bàn hoạt động liên kết giữa các địa phương trong vung còn mang tính tự phát…

Hình thành mạng lưới liên kết xúc tiến thương mại

Để nâng cao hiệu quả liên kết trong xúc tiến thương mại, không lỡ nhịp các cơ hội thị trường quốc tế mới, ông Vũ Bá Phú cho rằng, doanh nghiệp của vùng rất cần sự hỗ trợ về đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, hiệu quả từ các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương trong vùng nói riêng và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh bên ngoài vùng.

Đặc biệt, để tăng tính liên kết trong hoạt động xúc tiến thương mại của vùng đồng bằng sông Hồng, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại kiến nghị cần thực hiện các giải pháp trọng tâm, lâu dài. Cụ thể, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng thương mại để tạo động lực và liên kết vùng trong hoạt động thương mại.

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng
Nhiều sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp được trưng bày tại hội nghị

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả của các mô hình tổ chức để kiện toàn, thống nhất, ổn định bộ máy các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại từ vai trò, chức năng nhiệm vụ, mô hình quản lý, tổ chức, con người, năng lực chuyên môn nhằm tập trung đồng bộ các nguồn lực triển khai công tác xúc tiến thương mại hiệu quả.

Bộ Tài chính sớm xây dựng thông tư hướng dẫn địa phương về nguồn kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, định mức chi, khoản chi, mục chi cụ thể để các địa phương có định hướng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tạo thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực từ ngân sách và từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng chỉ đạo Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại nghiên cứu, chủ động kết hợp, lồng ghép các hoạt động của địa phương với các Bộ, ngành, các địa phương trong vùng và liên vùng; tích cực tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tham gia chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại cấp vùng, cấp quốc gia.

Mục tiêu là vừa tránh chồng chéo, dàn trải; vừa phát huy được hiệu quả hỗ trợ xúc tiến thương mại tới nhiều hơn các doanh nghiệp, sản phẩm của vùng, đồng thời dần hình thành và củng cố cơ chế hợp tác, liên kết cùng có lợi trong mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại nói chung.

Cơ chế liên kết cần thiết phải mở rộng kết nối, trao đổi thường xuyên với hệ thống các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài, các Thương vụ, tổ chức hỗ trợ thương mại nước ngoài không chỉ về thông tin mà còn cả các nghiệp vụ, hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể.

"Đây chính là những đối tác, cầu nối không thể thiếu, nhất là khi các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng vươn ra thị trường thế giới" - lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cho hay.

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng
Hội nghị có sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự trực tuyến và trực tiếp

Cùng với đó, theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, các địa phương cần xây dựng chiến lược theo dài hạn trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu khả năng của doanh nghiệp, nguồn lực, chiến lược ưu tiên của mỗi địa phương, tận dụng tiềm năng, lợi thế của nhau để thâm nhập thị trường lẫn nhau, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm địa phương trong nước và xuất khẩu.

"Bộ Công Thương nói chung và Cục xúc tiến thương mại nói riêng luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tối đa trong khả năng có thể cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu, liên kết vùng, liên kết chuỗi cung ứng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy xuất nhập khẩu" - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nói.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Xu hướng khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng, vì thế cảnh báo sớm đang được đẩy mạnh.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Mobile VerionPhiên bản di động