Hiệp định RCEP: Các điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá

So với các FTA khác, Hiệp định RCEP có những điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá, doanh nghiệp cần quan tâm để tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA này.
Thực thi Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu thị trường Singapore Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Sau khi có hiệu lực, RCEP tạo thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, xét về quy mô dân số (với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới) và GDP hơn 27.000 tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.

Hiệp định RCEP: Các điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá

Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP có những điểm mới mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN

Đáng chú ý, sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình, trong đó có các cam kết cắt bỏ thuế quan. Theo đó, các nước tham gia RCEP cam kết đối với toàn bộ biểu thuế, bao gồm các danh mục xoá bỏ thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế và loại trừ đối với phạm vi nhỏ dòng thuế.

Bộ Công Thương cho biết, các nước đối tác cam kết tỷ lệ tự do hoá cho các nước ASEAN cũng như các nước ASEAN cam kết cho nhau khoảng 87,8-98,3% trong tỷ lệ tự do hoá một số nước đối tác dành cho nhau và một số nước ASEAN dành cho nước đối tác ở mức thấp hơn (83-89%). Sự khác biệt này phản ánh trình độ phát triển khác nhau giữa các nền kinh tế RCEP cũng như mối quan hệ thương mại đan xen trong khu vực.

Đối với Việt Nam, theo Bộ Công Thương, nước ta chào cho các nước ASEAN và các nước đối tác tỷ lệ tự do hoá thuế quan không cao hơn mức cam kết trong Hiệp định FTA ASEAN+ hiện hành, cụ thể chào cho ASEAN là 90,3%, cho Australia và New Zealand là 89,%, cho Nhật Bản, Hàn Quốc là 86,7%. Với Trung Quốc, Việt Nam chào tỷ lệ tự do hoá thuế quan 85,6%.

Trong khi đó, các nước đối tác chào cho Việt Nam tỷ lệ tự do hoá thuế quan cao hơn ta chào cho các nước đối tác tương ứng, cụ thể: Australia xoá bỏ 98,3, New Zealand xoá bỏ 91,4%, Nhật Bản xoá bỏ 87,8%, Hàn Quốc xoá bỏ 90,7% và Trung Quốc xoá bỏ 90,5%.

Bộ Công Thương đánh giá, Hiệp định RCEP có mức cam kết về mở cửa thị trường cơ bản tương đương với cam kết của các FTA ASEAN+ hiện hành.

Về quy tắc xuất xứ, RCEP quy định các nội dung quan trọng, bao gồm: Các trường hợp xác định hàng hoá có xuất xứ, cộng gộp, phương pháp tính hàm lượng giá trị khu vực, công đoạn gia công chế biến đơn giản, nguyên liệu đóng gói và bao bì.

Ngoài ra, quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP có những điểm mới, như: Cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá thuộc danh mục áp dụng đối xử khác biệt về thuế; quy tắc phản ứng hoá học; cách áp dụng và tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với một số loại chi phí; các loại chứng nhận xuất xứ.

Về cách xác định hàng hoá xuất xứ tại RCEP, Bộ Công Thương cho biết, hàng hoá được coi là có xuất xứ RCEP khi: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên; hàng hoá được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hàng hoá được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ đáp ứng quy định.

Về hàng hoá có xuất xứ RCEP thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên RCEP thuộc một trong các trường hợp: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đây; động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đây; sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại đây; sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, nuôi trồng thuỷ sản thu lượm hoặc săn bắn tại đây; khoáng chất và các chất sản sinh tự nhiên khác...

Ngoài ra hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ tàu của các nước thành viên đó từ biển khơi phù hợp với luật pháp quốc tế; sản phẩm là chất thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở đó với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp để xử lý, thu hồi nguyên liệu thô hoặc cho mục đích tái chế; hoặc là hàng hoá đã qua sử dụng được thu gom với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp để xử lý, thu hồi nguyên liệu thô hoặc cho mục đích tái chế…

Hàng hoá có xuất xứ RCEP không thuần tuý khi đáp ứng một trong các tiêu chí: Có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) > = 40% giá FOB; chuyển đổi mã số hàng hoá; có sử dụng công đoạn gia công, chế biến. Trường hợp quy tắc cụ thể mặt hàng có nhiều quy tắc xuất xứ để lựa chọn, hàng hoá có xuất xứ khi đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ đó.

Tiêu chí xuất xứ RCEP được áp dụng phổ biến là chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC), hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC 40). Tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng trong khu vực được tính trên cơ sở giá FOB. Theo đó, việc áp dụng tiêu chí CTC hoặc RVC tương đối phù hợp và thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về cộng gộp xuất xứ RCEP, trong RCEP, quy tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng khu vực tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối RCEP.

Theo đó, RCEP áp dụng cộng gộp như: Hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hoá được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hoá cuối cùng.

Nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ở một nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hoá.

Về cách xác định xuất xứ trong trường hợp đối xử khác biệt về thuế: Quy tắc xuất xứ áp dụng cho cùng một mặt hàng xuất khẩu đi các nước RCEP khác nhau có thể không giống nhau. Đối với hàng hoá thuộc danh mục đối xử khác biệt về thuế, tiêu chí xuất xứ áp dụng cho cùng một mặt hàng có thể khác nhau do phụ thuộc một phần vào cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường của từng nước.

Trường hợp hàng hoá thuộc danh mục áp dụng khác biệt thuế có quy tắc xuất xứ bổ sung, nước xuất xứ có hàng hoá là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hoá đó đáp ứng quy định và hàm lượng giá trị nội địa không thấp hơn 20%. Trường hợp các nước thành viên xuất khẩu không được xác định là nước xuất xứ theo quy định, nước xuất xứ là nước thành viên có tổng giá trị cao nhất các nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra hàng hoá tại nước thành viên xuất khẩu.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động