Hiến kế thúc đẩy kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới

Tại hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” nhiều nhà quản lý, chuyên gia đã hiến kế, giải pháp thúc đẩy phát triển của kinh tế tư nhân.
Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển Kinh tế tư nhân: Động lực để Việt Nam ‘cất cánh’ Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Tại hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức diễn ra sáng 21/3, nhiều nhà quản lý, chuyên gia kinh tế hàng đầu đã hiến kế các giải pháp thiết thực để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025 mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới
Các nhà quản lý, chuyên gia trao đổi, thảo luận tìm giải pháp để thúc đẩy vốn đầu tư cho kinh tế tư nhân tăng tốc nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới

Đa dạng nguồn huy động vốn, không chỉ từ ngân hàng

Chỉ rõ thực tế trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngành ngân hàng, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, có một thực tế tồn tại bao nhiêu năm nay đó chính là ngân hàng chỉ tập trung nguồn lực, nguồn vốn cho các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển.

Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, cần thông cảm cho các ngân hàng bởi áp lực doanh thu tới các ngân hàng là rất lớn.

Kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (ở giữa) cho biết, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ từ ngân hàng

Để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn cách nào khác phải liên kết lại với nhau, tập trung vào một địa, có thể là qua hiệp hội. Hiệp hội sẽ là đại diện, vừa giới thiệu vừa làm cầu nối, kết nối doanh nghiệp với ngân hàng. Thông qua hiệp hội, uy tín, điều kiện vay trả cũng được nâng hơn.

Ông Nguyễn Văn Thân cũng cho biết, các ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp, chịu sự quản lý của ngân hàng Nhà nước, do đó câu chuyện ở đây là vay vốn nhưng cũng cần nguồn lực để trả. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải tự nâng mình bằng khoa học công nghệ, ngoài khoa học công nghệ thì cần phải liên kết doanh nghiệp với nhau.

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp cũng có thể huy động nguồn vốn vay từ các quỹ, các tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước.

Gỡ điểm nghẽn về thể chế để tạo đột phá của đột phá

Cùng nhấn mạnh đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư có mặt ở khắp mọi nơi. Trong một số lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp tư nhân còn làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới
TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng cần gỡ điểm nghẽn về thể chế để tạo động lực cho kinh tế tư nhân vươn mình

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp tư nhân vẫn phát triển thụ động và đối mặt với rất nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là thể chế. Thể chế đang là rào cản, kìm hãm sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong đó có khu vực doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân chưa được khuyến khích, chưa được hỗ trợ một cách hệ thống, bài bản để khởi dậy tiềm năng, nguồn lực.

Trong bối cảnh mới, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng cần tạo động lực, không gian để khu vực kinh tế tư nhân tăng tưởng khoảng 10%, từ đó hoàn thành mục tăng trưởng kinh tế của năm 2025. Làm được điều này, cần chú trọng đến 2 trụ cột.

Một là, cải cách thể chế. Tháo được “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, tạo “đột phá của đột phá” thì trọng tâm của trụ cột này phải chuyển đổi, tháo bỏ. Tháo bỏ, chuyển đổi hệ thống pháp luật chồng chéo, trùng lặp, không rõ ràng, không hiệu quả, không cụ thể, minh bạch…

Hai là, về phần vốn từ doanh nghiệp. Cần tạo ra một môi trường, hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân. Tạo cho họ một môi trường tiếp cận vốn, đất đai, khoa học công nghệ, dữ liệu… kịp thời, đủ lớn về quy mô và đồng bộ để họ bứt phá lên một cấp độ mới, từ siêu nhỏ đến vừa, vừa đến lớn - một ngưỡng rất khó của doanh nghiệp.

Khuôn khổ để doanh nghiệp phát triển không chỉ là vốn tín dụng, mà còn là vốn đầu tư dài hạn. Như vậy, Nhà nước cần mở ra thị trường vốn đầu tư đa dạng hơn, giảm gánh nặng cho phía ngân hàng. Phải phát triển thị trường vốn có các loại quỹ, điều mà hiện nay chúng ta đang thiếu rất nhiều. Vì thiếu nên nhiều doanh nghiệp chưa phát triển được…

Chiến lược sắp tới của Bộ Chính trị sẽ huy động hết nguồn lực của kinh tế tư nhân, hết tính sáng tạo, năng động của khu vực này, qua đó giúp tận dụng được hết cơ hội phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và cả nền kinh tế” - TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng.

Kiến nghị cơ chế lãi suất đặc thù cho doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Từ góc độ doanh nghiệp, kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy vốn đầu tư cho kinh tế tư nhân tăng tốc nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam đề xuất, ngành ngân hàng có gói vay ưu đãi, đặc thù cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ.

“Dành nguồn vốn ưu tiên nhất định cho doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”- ông Nguyễn Kim Hùng kiến nghị và cho rằng, ngành ngân hàng cũng cần dành ưu đãi về lãi suất để tạo cú huých lớn cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đó, doanh nghiệp sẽ đề bù bằng lãi suất, thuế...

Kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú (bên phải) cho rằng cần cơ chế, gói tín dụng riêng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia

Đồng tình với những kiến nghị từ phía Tập đoàn Kim Nam, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, cần cơ chế, gói tín dụng riêng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là bài toán khó nhưng phải xác định khoa học công nghệ là bản lề của đổi mới sáng tạo.

Cần một chính sách tổng thể, có kiến nghị lên Chính phủ, lên bộ, ngành để có cơ chế đầu tư riêng cho lĩnh vực này. "Chúng ta đã có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia soi sáng, dẫn đường, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng cần coi đây là định hướng, quyết liệt để làm, để triển khai tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tư nhân phát triển", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, đồng thời nhắc lại câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, nhấn mạnh đến tính liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ - doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế.

Ngân hàng chủ động giảm lãi suất, đồng hành cùng doanh nghiệp

Cũng tại hội thảo, thông tin về nguồn vốn hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng tín dụng đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân khoảng 80% tổng dư nợ của Agribank với gần 1,4 triệu tỷ đồng.

Trong đó các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân với quy mô trên 400 ngàn tỷ chiếm khoảng 90% dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp và đã tăng hơn 30% trong vòng 5 năm qua.

Kinh tế tư nhân tăng tốc trong kỷ nguyên mới
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, do vậy, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau. Liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ - doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế...

Trong năm 2024, Agribank đã chủ động giảm lãi suất cho vay 4 lần, đưa lãi suất cho vay bình quân thời điểm cuối năm giảm gần 2% so với đầu năm và thuộc nhóm thấp trên thị trường. Để hỗ trợ hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân, hai tháng đầu năm 2025, Agribank tiếp tục giảm từ 0,2% - 0,5% sàn lãi suất cho vay ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời triển khai 9 chương trình tín dụng quy mô trên 350 nghìn tỷ với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1%-3% so với lãi suất thông thường đảm bảo cung cấp đầy đủ các sản phẩm tín dụng tới tất cả đối tượng khách hàng.

Trong đó, riêng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, Agribank dành nguồn vốn 240.000 tỷ đồng, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng như: khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng FDI, khách hàng xuất nhập khẩu,..

Tương tự, lãnh đạo LPBank cũng cho biết, Đặc biệt, từ đầu năm 2025, LPBank “tung” gói vay quy mô 8.000 tỷ đồng với ưu đãi lãi suất giảm sâu chỉ từ 4,8%/năm cho doanh nghiệp.

Theo đó, gói vay được LPBank thiết kế cho khách hàng doanh nghiệp hiện hữu và khách hàng doanh nghiệp mới khi tham gia vay vốn tại Ngân hàng, mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm với các khoản vay ngắn hạn USD và từ 6,3%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn VND. Đối với các khoản vay trung dài hạn, lãi suất chỉ từ 7%/năm với thời hạn cố định lên tới 12 tháng. Áp dụng đến hết 30/6/2025.

Cũng theo các nhà quản lý cùng các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước, để kinh tế tư nhân đóng góp nhiều hơn nữa và giúp kinh tế tư nhân bứt phá, vươn tầm quốc tế, kinh tế tư nhân rất cần được các cơ quan nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ nhiều về thông tin thị trường cũng như tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cũng cần chủ động nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hệ thống sổ sách kế toán cần được minh bạch...

Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hiện khu vực này đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Với sự nỗ lực, vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ tích cực của các ngân hàng thương mại, hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, tăng 14,72% so với năm 2023, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế.

Thùy Linh - Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng vốn điều lệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4 khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nhưng đây lại là cơ hội tốt để “bắt đáy”.
Agribank trao tặng 37 căn

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

Agribank phối hợp Quỹ Hy vọng và Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê khởi công, trao tặng 37 căn “nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, khó khăn tại địa phương.
HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 tăng trưởng cao, tiếp tục nằm trong nhóm hiệu quả cao nhất ngành ngân hàng.
KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) đã ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh nổi bật trong quý I/2025.
Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Vietcombank phối hợp Visa triển khai ưu đãi “CHẠM NHẸ - LƯỚT NHANH” trải nghiệm Metro hiện đại, tiết kiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông của VPBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỷ đồng.
Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Từ tài sản kỹ thuật số đến tín chỉ carbon, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa lớn, nơi sự chủ động chính sách sẽ quyết định thành bại.
Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ, hoạt động cốt lõi giữ đà tăng trưởng tốt.
Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Từ giữa tháng 4, lãi suất huy động rục rịch tăng trở lại, trong đó kỳ hạn ngắn đang sát “trần”.
Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Nếu Việt Nam kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý, tài sản số và tín chỉ carbon hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài sản bảo đảm mới cho hệ thống ngân hàng.
Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tại không ít ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng quý 1/2025 vừa công bố cho thấy có mức tăng cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống.
Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể các trường hợp tạm dừng chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank (SSB) thăng hạng vượt bậc lên 193 FAST500 (tăng 173 bậc) và top 24 tăng trưởng xuất sắc 2025, khẳng định uy tín nhờ chuyển đổi số & chất lượng.
VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024.
Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Thành lập Tổ kiểm tra của Cục Hải quan để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. Thời gian kiểm tra từ tháng 5/2025 - 2/2026.
Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Sẽ lược bỏ một số thủ tục, thao tác đấu thầu qua mạng và một số tiêu chí đánh giá thầu nhằm rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu.
Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Chiến lược rõ ràng, thông điệp nhất quán và những kết quả ấn tượng là điểm nổi bật trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của LPBank.
TPBank – Uy tín vững chắc như

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động, TPBank vẫn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

SHB vào Top 10 ngân hàng hài lòng nhất năm 2025, dẫn đầu tăng trưởng mức độ hài lòng 2 năm liên tiếp nhờ chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm.
Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank trao giải đặc biệt cho khách hàng trúng thưởng chương trình khuyến mại tiền gửi tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy – Quỹ đong đầy”.
VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Ngày 24/04/2025, VietinBank Securities lần thứ hai liên tiếp được xướng tên trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế
ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Vietcombank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, Hưng Yên.
Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 27.500 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt hơn 7.000 tỷ, nhưng Techcombank vẫn đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD vào cuối 2025.
MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lên kế hoạch chuyển đổi Chi nhánh Lào thành ngân hàng con và mở rộng mạng lưới tại các thị trường tiềm năng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Mobile VerionPhiên bản di động