Thực phẩm nào ngăn tóc bạc sớm? Nấm rơm “thần dược ẩn mình” |
Hạt vừng có lẽ là một trong những loại hạt có dầu được nhiều người biết đến. Vừng từ lâu trong ẩm thực phương Đông đã được coi là thực phẩm có công dụng kéo dài tuổi thọ. Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Ngoài là hạt mang lại vị giòn và thơm ngon cho bữa ăn của bạn, vừng còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Thực phẩm kéo dài tuổi thọ
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang Style Craze cho biết, hạt vừng ngoài làm tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Trong hạt vừng chứa canxi, sắt và magiê, đây là những khoáng chất quan trọng đối với hệ thần kinh, góp phần lưu thông máu và chắc khỏe xương.
Dù là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bạn cũng chỉ nên ăn vừng với một lượng vừa phải, chỉ khoảng 1 muỗng canh mỗi ngày. Ăn quá nhiều vừng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng.
Vừng trắng có hàm lượng sắt nhiều hơn vừng đen. Tuy nhiên vừng đen nhiều canxi hơn 60% so với vừng trắng. Vừng đen thường được sử dụng để làm thuốc.
Hạt vừng còn được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dầu hạt mè được ép từ vừng là nguồn dưỡng chất giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa phenol flavonoid, vitamin và chất xơ.
Vừng đen hay vừng trắng đều rất tốt cho sức khoẻ |
Vừng ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Magiê và các chất dinh dưỡng khác trong vừng đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Sử dụng dầu mè đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp và đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường quá mẫn cảm.
Nhờ nguồn cung protein dồi dào, với các axit amin chiếm đến 20%, vừng là một nguyên liệu lý tưởng bổ sung vào chế độ ăn cho người ăn chay. Bạn chỉ cần rắc thêm vừng vào các món ăn như salad, mì trộn hay rau trộn.
Vừng có lợi cho người cao huyết áp, lợi cho tim mạch
Dầu mè (được ép từ hạt vừng) có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, do đó có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trong vừng chứa hợp chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là sesamol, chống xơ vữa động mạch.
Hạt vừng chứa nhiều axit oleic (loại axit béo không bão hòa đơn) giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ vậy, thường xuyên ăn vừng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột quỵ. Magiê trong vừng có công dụng hạ huyết áp, vì vậy người tăng huyết áp nên ăn các món ăn chứa vừng.
Hạt vừng, đặc biệt là vừng đen rất giàu sắt, do đó thường được sử dụng làm bài thuốc bồi bổ sinh lực cho người bị thiếu máu và suy nhược. Ngoài ra, nhờ giàu chất xơ, vừng còn giúp hệ tiêu hóa và đại tràng khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao góp phần giúp ruột hoạt động trơn tru, giảm táo bón.
Giảm viêm khớp, cải thiện xương
Hạt vừng chứa đồng, khoáng chất quan trọng đối với hệ enzym chống oxy hóa, do đó làm giảm đau và giảm sưng do viêm khớp. Ngoài ra, đồng còn là thành phần quan trọng cải thiện mạch máu, xương và khớp Kẽm trong vừng góp phần làm tăng mật độ khoáng xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, hạt vừng còn là nguồn cung canxi dồi dào - thành phần quan trọng của xương. Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt.
Gan dự trữ máu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt. Hạt vừng đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.
Trong thành phần của vừng chứa magiê. Đây là loại khoáng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn ngừa co thắt đường thở. Trong các nghiên cứu từng chỉ ra thiếu magiê có thể dẫn tới các bệnh ở đường phổi. Vì vậy hãy ăn thực phẩm giàu magiê để phổi hoạt động tốt hơn.
Ăn vừng bổ gan, giúp đôi mắt sáng khỏe
Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt. Gan dự trữ máu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt.
Hạt vừng đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.
Nguồn cung vitamin B tốt
Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), niacin (B3) và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.