Hành trình “vươn ra biển lớn”

24 năm kể từ thời điểm DN Việt được chấp thuận OFDI, đến nay đã có những DN tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam 2022-2023

Song, để có nhiều hơn những thương hiệu Việt mang quy mô toàn cầu, đã đến lúc chúng ta cần đổi mới cơ chế, chính sách liên quan OFDI.

Hành trình “vươn ra biển lớn”
Nhà máy sữa Driftwood của Vinamilk tại Mỹ. (Ảnh Minh Thi)

Những dấu ấn đáng ghi nhận

Nhìn lại cả hành trình “vươn ra biển lớn” kể từ khi Nghị định 22/1999/NĐ-CP (Nghị định 22) quy định về OFDI của doanh nghiệp Việt Nam ra đời, TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chủ tịch HĐTV Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế ISC cho biết, hành trình có thể chia làm bốn giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 (1999-2004), hoạt động OFDI của Việt Nam bắt đầu khởi động. Nghị định 22 đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp triển khai dự án OFDI. Giai đoạn 2 (2005-2010) là giai đoạn bùng nổ OFDI, sau khi Luật Đầu tư 2005 được thông qua và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về OFDI của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành.

Trong giai đoạn này, có 341 dự án đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 10,1 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn OFDI của Việt Nam. Giai đoạn 3 (2010-2016), OFDI tiếp tục duy trì ở mức cao, với 512 dự án còn hiệu lực. Giai đoạn 4 (2017-2022), OFDI của Việt Nam có xu hướng suy giảm, mặc dù số dự án OFDI tăng cao so giai đoạn trước nhưng số vốn đăng ký chỉ đạt 2,73 tỷ USD...

Theo TS Phan Hữu Thắng, suốt hơn 24 năm qua, bên cạnh việc nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mở rộng quan hệ cộng đồng, ngoại giao nhân dân… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Trên hành trình này, rất nhiều doanh nghiệp đã tạo lập, từng bước khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế, góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, và chung tay cùng bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến khi nói tới OFDI của Việt Nam đó là Tập đoàn FPT (FPT) với mạng lưới 290 trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại bốn châu lục, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, là đối tác quan trọng của hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, đối tác công nghệ cấp cao của Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services…

Doanh thu của FPT năm 2022 đạt 44.010 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ thị trường nước ngoài đóng góp 41,2%.

Năm 2022, FPT mở bốn văn phòng mới tại Mỹ, Đan Mạch, Nhật Bản và Thái Lan, sở hữu 31 dự án quy mô hơn 5 triệu USD, doanh số ký từ thị trường nước ngoài đạt 1 tỷ USD.

Với Tập đoàn TH, hành trình OFDI chính thức có dấu ấn quan trọng khi TH đầu tư nông nghiệp quy mô lớn tại Nga (tháng 5/2016). Sau hơn bảy năm triển khai, Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD của Tập đoàn TH đã có những bước tiến quan trọng.

Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ, tại Nga, với tình cảm tri ân đất nước Nga vĩ đại và nhân hậu, TH đã triển khai dự án không ngừng nghỉ. Chúng tôi mong muốn các sản phẩm của TH tại Nga sẽ được người tiêu dùng tin yêu, đón nhận là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia của nước Nga do doanh nghiệp Việt sản xuất.

Tại Australia, TH cũng đang vững vàng vị trí doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất ở quốc gia này…

Tất cả mọi thứ không phải đều thuận lợi, nhưng với kinh nghiệm, thế mạnh chăn nuôi bò sữa công nghệ cao và là thương hiệu Việt sở hữu nhiều sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, TH tự tin vững bước trên hành trình OFDI.

Thực tế, bức tranh đầu tư ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt cũng có đủ mọi gam mầu sáng tối. Tuy nhiên, điểm chung là chiến lược kinh doanh đều được các doanh nghiệp nghiên cứu sâu rộng trước khi triển khai để chủ động, kịp thời ứng phó tình hình địa chính trị biến động khó lường và phức tạp…

“Nhiệm vụ kép” trong hội nhập toàn cầu

Là người nhiều năm quản lý, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp Việt trên hành trình “vươn ra biển lớn” tạo lập, khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế, thấu hiểu và chia sẻ cùng doanh nghiệp từng khó khăn, vướng mắc, TS Phan Hữu Thắng cho biết, OFDI là hành trình vô vàn gian khổ, khó khăn.

Bên cạnh những doanh nghiệp thành công, vững vàng khẳng định hình ảnh thương hiệu như: FPT, Viettel, Vinamilk hay TH… thì có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, giải thể bởi nhiều lý do như: không thể thích ứng, thiếu kiến thức về pháp luật, thông tin về thị trường… của nước sở tại.

Chính vì vậy, với mục tiêu cùng đạt hiệu quả trong thu hút FDI vào Việt Nam và đẩy mạnh OFDI của Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về OFDI của Việt Nam. Đây là “nhiệm vụ kép” mà Việt Nam cần đạt được khi tiến hành hoạt động đầu tư quốc tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn, phức tạp như hiện nay.

Đây không phải lần đầu tiên ông Thắng nhắc đến điều này. Còn nhớ, tại buổi ra mắt cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” được tổ chức vào ngày 31/5/2023, TS Phan Hữu Thắng, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng biên soạn cuốn sách này, nhận định, sự cẩn trọng của một quốc gia đang phát triển, cố gắng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới là điều tất yếu.

Nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang còn quẩn quanh với sự e ngại, tự ti về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển của mình. Thời gian qua, sự quá thận trọng trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách và những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI đã làm giảm đi khát vọng “vươn ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt để phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu, làm chậm lại quá trình phát triển và làm giảm hiệu quả của OFDI.

Do đó, theo ông Phan Hữu Thắng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến thành công và cả thất bại trong OFDI của Việt Nam thông qua thực trạng đầu tư, các kết quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp… để từ đó có những nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất giải pháp thích hợp.

Cụ thể như, các số liệu về OFDI được công bố đang thiếu các đánh giá cụ thể về doanh thu, thực trạng tài chính, thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp từ khoản OFDI… cho nên các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về đầu tư khá khó khăn trong đánh giá được đầy đủ và toàn diện về thực trạng OFDI của doanh nghiệp Việt Nam đến thời điểm này.

Ngoài ra, cần phân tích rõ khung khổ pháp luật về OFDI của Việt Nam cũng như các nước nhận đầu tư để chỉ ra thuận lợi, khó khăn đối với doanh nghiệp khi thực hiện OFDI sao cho phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ nay đến năm 2030 và xa hơn nữa.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Sự ra mắt của chuyên trang Thương hiệu quốc gia của Báo Nhân Dân nhằm phát triển các thương hiệu Việt, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Chiều 22/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Sau 20 năm hiện diện tại thị trường, Veston May 10 đã góp phần định vị thương hiệu May 10 - Thương hiệu quốc gia.
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.
Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Ngày 19/10/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2024 lần thứ 3 tại Jakarta, Indonesia.
Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Xung đột giữa nhãn hiệu và bản quyền diễn ra phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động