Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Để có những kết quả nổi bật trong xuất khẩu hàng hóa tại thị trường CPTPP, công tác xúc tiến thương mại đã liên tục được đổi mới và có những hoạt động hiệu quả.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ tháng 9/2023 Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại

Bà Trịnh Huyền Mai - Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ, nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương với các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA, trong thời gian vừa qua, nội dung xúc tiến thương mại hay phát triển thương hiệu luôn được kết hợp trong các chương trình xúc tiến tổng hợp đa ngành và có quy mô lớn do các bộ, ngành, địa phương triển khai trong nước và nước ngoài thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế, xúc tiến đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch…

Các doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam luôn cần sự hỗ trợ về thông tin thị trường, vốn... để đủ sức đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn. Ảnh:
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang CPTPP, song chưa có được thương hiệu riêng mạnh ở thị trường này

Thời gian qua, Bộ Công Thương thông qua các chương trình nòng cốt như: Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam… đã bền bỉ triển khai phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ là cấp độ quốc gia, cấp độ ngành hàng cũng như cấp độ của doanh nghiệp, sản phẩm.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và là sự đồng hành tích cực và chủ động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Ví dụ như ở cấp độ quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam là một quốc gia có những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng và qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự thăng hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thương hiệu quốc tế.

Đối với thương hiệu ngành hàng, trong đa dạng các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh, Bộ Công Thương đã lựa chọn ưu tiên ngành nông sản, thực phẩm để xây dựng thương hiệu và qua đó thúc đẩy thương hiệu Food Việt Nam cùng với 9 phân ngành nông sản là lương thực, thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong và dừa để tăng cường quảng bá. Ngoài ra, các hiệp hội, ngành hàng cũng rất chủ động, ví dụ như: Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Gỗ, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam đều chủ động xây dựng chiến lược truyền thông xuất khẩu của Hiệp hội, qua đó tạo dựng được độ nhận diện thương hiệu cũng như nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam.

Còn ở cấp độ doanh nghiệp, sau những nỗ lực rất bền bỉ của doanh nghiệp, hiện nay đã có một số sản phẩm made in Việt Nam đi ra nước ngoài bằng thương hiệu riêng như: Cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, dịch vụ viễn thông Viettel, ô tô Vinfast…

Tất cả những kết quả đấy có sức lan tỏa rất tích cực đối với các thị trường tiềm năng, trong đó có các quốc gia thành viên CPTPP như trong chương trình hôm nay đề cập và qua đó tạo động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị phần hoặc giá trị thương hiệu ở những thị trường truyền thống, đồng thời tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường mới.

Tuy nhiên, bà Trịnh Huyền Mai cũng thẳng thắn thừa nhận, mặc dù chưa có có một thống kê cụ thể số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP bằng thương hiệu riêng, song số lượng hiện rất khiêm tốn.

“Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta chủ yếu lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và hình thức xuất khẩu được áp dụng chủ yếu thông qua chuỗi cung ứng gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu ở dạng thô, dạng nguyên liệu để làm đầu vào cho các nhà sản xuất, nhà chế biến ở nước ngoài. Họ thu mua về, chế biến lại, bao bì đóng gói và xuất khẩu bằng thương hiệu của họ. Bởi vậy, giá trị gia tăng cũng như thương hiệu riêng của Việt Nam còn rất khiêm tốn” – bà Trịnh Huyền Mai chỉ rõ.

Ví dụ, ngành công nghiệp đang có khoảng 95% giá trị xuất khẩu thuộc các tập đoàn quốc tế FDI có thương hiệu toàn cầu.

Trong chuỗi giá trị của dệt may, da giày cũng vậy, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng ít, tỉ lệ xuất khẩu qua trung gian cao và rất ít doanh nghiệp có thể xuất khẩu bằng thương hiệu riêng.

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Khẳng định rằng nhiều thương hiệu doanh nghiệp mạnh sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia mạnh, bà Trịnh Huyền Mai nhấn mạnh, trong nền kinh tế hiện đại và có những sự biến đổi như thế này thì việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Ví dụ trong thương hiệu một quốc gia mà có các thương hiệu riêng ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vị thế kinh tế của quốc gia đấy ngày càng mạnh mẽ. Nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập, ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nhiều thương hiệu doanh nghiệp mạnh sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia mạnh. Chiều ngược lại, thương hiệu quốc gia mạnh cũng sẽ nâng đỡ sự thành công của thương hiệu doanh nghiệp.

Ở góc độ xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị liên quan kiên trì xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu theo ba cấp độ cũng như phần đầu chương trình tôi đã chia sẻ và tập trung vào một số nội dung.

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, ý nghĩa, vai trò cũng như sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động, nâng cao năng lực cho về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ ba, ở cấp độ quốc gia, tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, cho các sản phẩm đạt hiệu quốc gia, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Thứ tư, ở cấp độ ngành hàng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hiệp hội xây dựng được chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành; xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành. Qua đó không chỉ quảng bá và phát triển mà còn bảo vệ các thương hiệu của mình ra thị trường thế giới.

Cuối cùng, sẽ tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới. Đồng thời, có những hoạt động xúc tiến thương mại dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm đối với từng mặt hàng, từng thị trường và chung tay cùng với Nhà nước trong xây dựng thương hiệu quốc gia.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.
Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, Hiệp định CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường mới.
Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Sáng ngày 2/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo "CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ".
Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Thị trường mở rộng cửa nhờ thuận lợi hóa thương mại, ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP đã tạo cú huých để xuất khẩu thủy sản sang Australia có bước nhảy vọt.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá, Hiệp định CPTPP đã và đang tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Peru.
Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Hàng Việt xuất sang Canada đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh, do vậy, doanh nghiệp cần khai thác tốt hơn CPTPP để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế.
Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Phó Chủ tịch nước khẳng định, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò và nâng cao vị thế Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 33%. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, Australia là thị trường có dư địa tốt cho xuất khẩu thủy sản.
“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã khai thác có hiệu quả cơ hội từ CPTPP.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Nhu cầu các sản phẩm tôm chế biến của thị trường Australia khá cao. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu.
Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"
Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả các FTA mang tới cho các địa phương, đồng thời tạo động lực để địa phương bứt phá
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP.
Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico mặc dù có sụt giảm, nhưng quốc gia Bắc Mỹ này vẫn duy trì vị trí dẫn đầu khối thị trường CPTPP về nhập khẩu cá tra Việt Nam
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động