Hàng Việt đối diện nhiều thách thức từ thị trường EU

Sau 2 năm thực hiện EVFTA, thị phần hàng Việt chiếm chưa đầy 2% tại thị trường EU, chỉ 1 lô vi phạm là doanh nghiệp vào danh sách đen và cửa xuất khẩu “hẹp” lại
Có Hiệp định EVFTA vì sao xuất khẩu nông sản sang EU vẫn khó? Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đối diện với thách thức mới Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA và 4 giải pháp để tận dụng hiệu quả thị trường EU

Thực tế này được các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị “Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA - thành tích, các vấn đề tồn tại và giải pháp tận dụng hiệu quả” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020. Kể từ đó đến nay, khoảng 24.000 tấn gạo đã được Lộc Trời xuất khẩu sang thị trường EU.

Dù đạt được con số khả quan trên, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, số lượng hàng hoá không phải vấn đề. Dẫn chứng cho rào cản tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi chinh phục thị trường EU, ông Hiếu nói: Thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Lộc Trời gặp phải khi đưa hàng sang châu Âu là các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng.

Theo ông Hiếu, châu Âu vốn là thị trường khó tính, tiêu chuẩn hàng hoá vào đây rất khắt khe, từ quy định về kiểm dịch, thú y, tới dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên sản phẩm. Tương tự các mặt nông sản khác, hạt gạo muốn đạt tiêu chuẩn vào thị trường EU thì doanh nghiệp cần có chuỗi sản xuất bền vững, từ giống, phân bón, thuốc, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...

“Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất đi thị trường này phải rất tâm huyết, nỗ lực. Chỉ cần một lô hàng vi phạm quy định, lập tức doanh nghiệp bị đưa vào danh sách đen” - ông Hiếu nói.

Không riêng nông sản, thực phẩm tươi sống, đông lạnh xuất vào EU cũng chịu kiểm duyệt khắt khe của các cơ quan quản lý nước sở tại. Năng lực của Phú Gia Food mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường EU 100-150 tấn thịt gà xuất khẩu, nhưng theo ông Phạm Tuấn Khải, Giám đốc doanh nghiệp này, trở ngại với họ là xây dựng hành lang pháp lý để đáp ứng đúng tiêu chuẩn của EU yêu cầu, như quy định về thú y, kiểm dịch...

Hàng Việt đối diện nhiều thách thức từ thị trường EU
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU

Những rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật mà Lộc Trời hay Phú Gia Food gặp phải cũng là thách thức chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đưa hàng sang EU. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận xét, dư địa và cơ hội từ thị trường EU rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc khi tiếp cận, cả do chủ quan và khách quan.

“Thương hiệu Việt Nam chưa được xây dựng hoặc chưa được biết đến nhiều tại các nước châu Âu, giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam thu về còn chưa tương xứng với tiềm năng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.

Hiện, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mới chỉ chiếm 2% thị phần kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU lên tới 2.500 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.

Phân tích kỹ hơn, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) thẳng thắn nhìn nhận, thị phần nhiều mặt hàng chiến lược của Việt Nam như thủy sản, rau quả, may mặc tại thị trường EU còn rất thấp chỉ 2- 4% nên dư địa phát triển còn lớn. Hiện ngoài một số doanh nghiệp và sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc tại EU, nhưng vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp “chật vật” tiếp cận thị trường này vì chủ yếu gia công sản phẩm cho đối tác nước ngoài.

“Việt Nam mất hơn 10 năm để chuẩn bị đàm phán, ký kết với sự nỗ lực từ các ban ngành, doanh nghiệp... để có thể đưa đến cơ hội xuất khẩu con cá, hạt gạo hay các mặt hàng có khả năng xuất khẩu ở thuế suất 0%. Tuy nhiên, lợi thế từ EVFTA sẽ không còn khi các đối thủ đang bắt đầu tiến tới ký kết FTA với EU. Hiện nay, trong khu vực, EU đã có FTA với Singapore và đang khởi động với Malaysia, Thái Lan…”, ông Ngô Chung Khanh nói.

Đồng tình với ý kiến này, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng trưởng sau 2 năm thực hiện Hiệp định EVFTA nhưng thương hiệu Việt Nam chưa được biết đến nhiều tại các nước châu Âu. Điều này khiến giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam thu về trong hoạt động xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng.

“Định vị thương hiệu và xúc tiến thương mại là điều các doanh nghiệp cần quan tâm trong thời điểm hiện nay. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin về cơ hội cắt giảm thuế quan đối với mỗi sản phẩm đặc trưng của mình. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt cần chủ động nắm bắt thông tin về thị trường EU với các xu hướng, thị hiếu cũng như cơ chế nhập khẩu hàng hóa, trong đó quan tâm đến các yêu cầu chất lượng tránh để hàng hóa bị trả về vì không đáp ứng tiêu chuẩn…” - bà Nguyễn Thị Thu Trang khuyến nghị.

Chặng đường để doanh nghiệp Việt, hàng Việt chinh phục thị trường quy mô 500 triệu dân còn dài, đòi hỏi nỗ lực thay đổi, thích ứng từ các doanh nghiệp, trợ lực từ cơ quan quản lý. Ông Ngô Chung Khanh nói doanh nghiệp cần chuẩn bị, liên kết để tạo nên chuỗi sản xuất bền vững, nhằm tiết kiệm chi phí, tránh được rủi ro từ thị trường nước ngoài.

Về phía cơ quan quản lý, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ lựa chọn một số mặt hàng có tiềm năng, thế mạnh để xây dựng hệ sinh thái, kết nối từ cơ quan quản lý tới doanh nghiệp... giúp họ có thông tin đầy đủ, nhanh và định hướng chính xác hơn khi xuất khẩu sang EU.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất,gửi kho ngoại quan nhằm ngăn ngừa nguy cơ buôn lậu,gian lận thương mại.
Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Thị trường gỗ nội thất Việt Nam có quy mô 5-6 tỷ USD và để chinh phục các doanh nghiệp đang đưa ra nhiều chiến lược khác nhau.
Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên như sợi cây gai xanh, sợi dứa, tơ sen… được các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tại triển lãm quốc tế.
Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Chiếm 93,8% tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 122,94 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút tổ chức trưng bày sản phẩm xuất khẩu tỉnh Al Ahsa

Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút tổ chức trưng bày sản phẩm xuất khẩu tỉnh Al Ahsa

Ngày 19-20/3, tại tỉnh Al Ahsa, Thương vụ Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Al Ahsa tổ chức trưng bày, quảng bá hàng mẫu tiêu biểu của hơn 130 DN Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống tại Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống tại Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ thực phẩm & đồ uống quốc tế (AAHAR) lần thứ 37, tổ chức từ ngày 14 - 18/3/2023, tại Ấn Độ.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Đảm bảo minh bạch, chính xác

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Đảm bảo minh bạch, chính xác

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ chuỗi khối vừa ra mắt được đánh giá là công cụ hữu hiệu chống hàng giả, hàng nhái.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3/2023 (1-15/3), hai dòng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chủ yếu về Việt Nam là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải.
Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD.
Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối

Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối

Ngày 21/3, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án SRECA ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối.
Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Ngành hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng trên dưới 2 tỷ USD, với tổng sản lượng từ 400.000 - 500.000 tấn.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Khi nào phục hồi trở lại?

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Khi nào phục hồi trở lại?

Do chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của Việt Nam, nên nhu cầu từ thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ.
Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN bật tăng

Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN bật tăng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore bật tăng.
Công bố biên bản tham vấn rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp tự vệ phôi thép, thép dài

Công bố biên bản tham vấn rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp tự vệ phôi thép, thép dài

Bộ Công Thương đã công bố biên bản tham vấn công khai rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép, thép dài nhập khẩu.
Hòa Bình xuất khẩu 20 tấn mía đầu tiên sang Hoa Kỳ

Hòa Bình xuất khẩu 20 tấn mía đầu tiên sang Hoa Kỳ

Lần đầu tiên 20 tấn mía tươi được doanh nghiệp và các cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ.
Một số mặt hàng thực vật sẽ điều chỉnh đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc

Một số mặt hàng thực vật sẽ điều chỉnh đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có thông báo về điều chỉnh cách đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc đối với một số mặt hàng thực vật.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 3 con số

Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng trưởng tới 3 con số so với cùng kỳ năm 2022.
Central Retail ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp, HTX vùng Đông Nam Bộ

Central Retail ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp, HTX vùng Đông Nam Bộ

8 thỏa thuận hợp tác đã được Central Retail ký kết với các doanh nghiệp, HTX vùng Đông Nam Bộ.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam

Năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu 17,3 triệu USD, tăng 19,9% so năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động