Hàng loạt clip hài gây phản cảm về dân tộc thiểu số

Nhiều clip hài phản cảm, cách nhìn "méo mó", thậm chí có dấu hiệu "miệt thị" đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số Phú Thọ xác định "dân vận khéo" vùng dân tộc thiểu số chính là góp phần Bảo vệ nền tư tưởng của Đảng

Clip hài "sặc mùi" kỳ thị dân tộc

Hàng loạt các kênh Youtube như A.H TV, A.H.P.H, P.H.M - B.B Film... đều có những video được cộng đồng mạng đánh giá là lố lăng, phản ánh sai lệch bản sắc dân tộc thiểu số, "sặc mùi" định kiến và kì thị dân tộc.

Hàng loạt clip hài gây phản cảm về dân tộc thiểu số
Hàng loạt clip phản cảm về người dân tộc thiểu số (ảnh minh họa)

Theo đó, nhân vật chính trong các clip hài dạng này được xây dựng là một anh "dân tộc", khoác bộ quần áo của dân tộc thiểu số rồi phát ngôn và hành động có vẻ ngô nghê. Kịch bản là những câu chuyện có vẻ lạc hậu, chậm tiến, có phần dung tục của nhân vật để "câu view".

Nổi bật là kênh Youtube A.H TV với hơn 1 triệu lượt đăng ký đã đăng tải hàng loạt clip về các nội dung như: Anh tộc lo mất vợ, anh tộc ngoại tình, anh tộc nhục nhã vì cái áo con, anh tộc ghen giữa chợ, anh tộc giải cứu cô gái bị nghẹn mít, anh tộc canh ty vợ, lần đầu xuống chợ, anh tộc gọi vay tiền tổng đài, anh tộc lắp cam hành trình vào xe đạp...

Bên cạnh A.H TV, nhân vật A.H cũng tiếp tục xuất hiện trong kênh A.H.P.H. Nội dung, kịch bản cũng đều na ná kênh A.H TV. Đặc biệt là kênh này cũng có những clip phản cảm như: Anh tộc tham ăn, anh tộc dẫn khách vào nghĩa trang mua đất.

Đối với kênh P.H.M - B.B. Film với hơn 900 nghìn người đăng ký cũng bị cộng đồng cho rằng rất phản cảm. Kênh này có những clip về "bắt vợ" khiến người xem cảm thấy như người dân tộc thiểu số còn rất nhiều hủ tục: Bắt vợ, gả ba con gái cho một người chồng...

Bên cạnh đó, kênh này cũng có những clip đầy miệt thị, chế giễu từ tên clip đến nội dung: Tộc bán đào, tộc cãi lý công an, chuyện về anh tộc và cảnh sát giao thông... Những clip này dựng lên hình ảnh người dân tộc thiểu số ngây ngô, thiếu hiểu biết, không biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...

Điều đáng nói, những video này có trung bình hàng trăm nghìn, thậm chí vài triệu lượt xem, sức ảnh hưởng đến cộng đồng không hề nhỏ. Do đó, có thể khiến người xem nghĩ rằng, người dân tộc vùng cao vẫn còn rất mông muội. Nhìn rộng ra, điều đó có thể khiến bạn bè quốc tế lầm tưởng rằng Việt Nam vẫn còn rất đói nghèo và lạc hậu.

Theo anh Mạnh - một người dân tộc Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn cho biết, khi xem những clip hài về người dân tộc thiểu số được chia sẻ trên mạng, anh cảm thấy bị xúc phạm vì đó là tiếng cười cợt nhả có dấu hiệu kỳ thị dân tộc.

Anh Mạnh cho rằng, những clip cho rằng người dân tộc thiểu số đang lạc hậu, chậm tiến là không đúng. Bởi lẽ, hiện nay cuộc sống, kinh tế, văn hóa của những cộng đồng dân tộc vùng cao cũng không thua kém gì các dân tộc khác.

"Tôi đánh giá người viết kịch bản, ekip sản xuất, nhân vật diễn xuất cũng không hiểu gì văn hóa dân tộc nên đã tạo ra những clip nhố nhăng. Đó là những clip câu view, câu like rẻ tiền, kệch cỡm và có dấu hiệu miệt thị người dân tộc thiểu số", anh Mạnh nói.

Được biết, trước đó (ngày 17/4/2020), Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 455 gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) nêu rõ: “Nội dung một số tiểu phẩm có nhiều hình ảnh, lời thoại và thông tin tục tĩu, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và nhân quyền của người dân tộc thiểu số và gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc".

Theo Nhà nghiên cứu dân tộc - TS Mai Thanh Sơn, tên của một số tiểu phẩm cũng cho thấy sự thiếu tôn trọng khi sử dụng từ “tộc”. Văn bản của Ủy ban Dân tộc nêu rõ các tiểu phẩm gây rạn nứt đại đoàn kết dân tộc như: Tộc bán đào tết lừa Kinh", "Tộc lừa Kinh bán thịt lợn ôi và cái kết… Đây rõ ràng là giễu nhại người dân tộc thiểu số, “dán nhãn” họ một cách có hệ thống.

Dù các nhà văn hóa, Ủy ban Dân tộc lên tiếng, báo chí phản ánh quyết liệt nhưng các clip hài này vẫn tiếp tục được sản xuất, thậm chí còn biến tướng thành nhiều kênh khác nhau để tiếp tục câu view, câu like...

Cách nhìn "méo mó" về cộng đồng dân tộc thiểu số

Trao đổi với Báo Công Thương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết, với tư cách là một người đồng bào dân tộc thiểu số, một đồng chí nguyên là lãnh đạo Ủy ban Dân tộc làm công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, bà rất bức xúc trước thực trạng những clip hài phản cảm, sai lệch về văn hóa dân tộc và miệt thị người dân tộc thiểu số.

Theo bà Hạnh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển của internet trên toàn cầu thì việc thông tin truyền thông nói chung, trong đó thông tin truyền thông về vùng đồng bào dân tộc thiểu số càng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay có một số clip, hài kịch ngô nghê, tục tĩu và kèm theo những hành động hết sức phản cảm để chế giễu về dân tộc thiểu số.

Những video hài này có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến văn hóa, xã hội. Những sản phẩm đó có thể khiến các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu lầm về văn hóa, phong tục, tập quán của nhau như: Tại sao dân tộc này lại lạc hậu như vậy? Dân tộc này văn minh nhân dân tộc kia.

Nghiêm trọng hơn, những clip này còn khiến thế hệ trẻ chưa có đủ điều kiện để hiểu thật sự về văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, dẫn đến cách nhìn méo mó về cộng đồng dân tộc.

Nghiêm trọng hơn, đó là sự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và bóp méo truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu không cẩn thận thì còn gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các nhóm dân tộc với nhau. Trong khi đó, Khoản 2, Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ rằng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Nhìn rộng hơn, những clip hài này đã đi ngược lại chủ trương của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết các dân tộc. Trong khi hiện nay, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đang xây dựng và hoàn thiện Công ước quốc tế về xóa bỏ những hình thức phân biệt chủng tộc trước Liên hợp quốc.

Năm 2020, Ủy ban Dân tộc cũng đã có công văn đề nghị chấn chỉnh vấn đề này nhưng thực trạng trên vẫn tiếp diễn. Nguyên nhân là do chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, do đó cần bổ sung chế tài xử lý mạnh mẽ hơn vào trong các Bộ luật Dân sự hay là Hình sự có liên quan.

Cần xử lý nghiêm những kênh hài phản cảm về người dân tộc thiểu số
Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất lớn đến công tác tuyên truyền, vận động ở vùng và thiểu số. Ủy ban Dân tộc cũng đã tham mưu Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương như là Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa, Ủy ban nhân dân các tỉnh và kể cả Quốc hội tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức. Chiến lược đổi mới truyền thông về công tác dân tộc thiểu số và ở vùng đồng bào dân tộc miền núi cũng đã được quan tâm hơn.

Đảng và Nhà nước đang có rất nhiều chính sách chăm lo, hỗ trợ cho đời sống, kinh tế, văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ta đã "rót" bao nhiêu ngàn tỷ về các chương trình mục tiêu quốc gia, những nghị quyết, quyết định để hỗ trợ đồng bào dân tộc.

Bà Hạnh cho rằng, những clip hài về nội dung đồng bào dân tộc lạc hậu là phủ nhận các chính sách của Đảng và Nhà nước nhiều năm qua.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến công nghệ và phát triển công chúng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động