Hải Dương: Ứng dụng công nghệ vượt trội, hộ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Nông nghiệp - nông thôn 07/12/2022 17:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đưa sản phẩm khoa học đến gần hơn với người nông dân Hà Giang: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản |
Chiều 7/12, tại Hải Dương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hộ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”. Diễn đàn với sự tham dự của gần 200 nông dân đến từ 11 huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thị Minh - Chủ nhiệm Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản”, khoa Tài nguyên Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - chia sẻ tại Diễn đàn |
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính,... Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” do Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; JAMITECH - VNUA, Công nghệ Sinh học, Nông nghiệp - Môi trường đã thí điểm triển khai thực hiện trên địa bàn các tỉnh/thành phố.
Tại Hải Dương, Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm đầu mối và lựa chọn hộ chăn nuôi để làm mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 3 hộ chăn nuôi gồm: Hộ nuôi gà Nguyễn Xuân Chuyển, hộ nuôi lợn Nguyễn Thị Tươi và Hộ nuôi cá Bùi Quang Cảnh, tại xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng đã được lựa chọn. Bà Phạm Thị Đào - Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương – đánh giá, các mô hình đều sử dụng bộ chế phẩm sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam phù hợp cho từng đối tượng vật nuôi, không phải sử dụng kháng sinh và hoá chất.
Sau 3 tháng thực hiện kết quả cho thấy các mô hình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản này đều cho kết quả vượt trội. Vật nuôi tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh; không khí chuồng trại chăn nuôi an toàn, khô thoáng, hết mùi hôi, không gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi và khu vực xung quanh. Ao nuôi ít tảo, không bị ô nhiễm, đảm bảo cho cá phát triển tốt.
Chất lượng thịt gà, lợn, cá đều cải thiện rõ rệt, được người tiêu dùng đánh giá ngon hơn. Các chất thải chăn nuôi, bùn thải và xác vật nuôi đều được tận dụng xử lý thành phân bón hay thức ăn bổ sung cho vật nuôi rất hiệu quả. Các hộ gia đình tại khu vực thực hiện mô hình đều rất phấn khởi, hào hứng muốn thực hiện quy trình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản đồng bộ và đảm bảo an toàn sinh học này.
“Chương trình ứng dụng công nghệ này nếu được thực hiện đúng theo chu trình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản khép kín sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn tại các địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện Chương trình khuyến nông để nhận rộng các mô hình này trên toàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025”, bà Phạm Thị Đào chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh - Chủ nhiệm Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản”, khoa Tài nguyên Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - chia sẻ: Chương trình cam kết lấy nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm khoa học, góp phần làm gia tăng chuỗi giá trị cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường, tận dụng chất thải hiệu quả như một cách khai thác tài nguyên; đúng với định hướng mà hiện nay cả thế giới cũng như Việt Nam đang theo đuổi là phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn…
“Chủ trương của chúng tôi là phối hợp với các địa phương và bà con nông dân để chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nền chăn nuôi bền vững đồng thời khai thác được nguồn tài nguyên từ phế thải chăn nuôi để phát triển kinh tế tuần hoàn.… Đây là cách nhanh nhất để hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như giúp đưa các kết quả nghiên cứu thành công từ phòng thí nghiệm được ứng dụng vào thực tế sản xuất”, bà Nguyễn Thị Minh chia sẻ.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Minh, trên cơ sở những mô hình thí điểm thành công tại một số tỉnh thành, chúng tôi có kế hoạch sẽ triển khai Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” trên 63 tỉnh, thành. Trước mắt, trong năm 2023, chúng tôi dự kiến sẽ nhân rộng mô hình tại các tỉnh đã thí điểm thành công như Hải Dương, Hoà Bình, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Phòng và triển khai tiếp tại các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hoá, Thái Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tuần hoàn theo đúng định hướng của Chương trình.
Tại Diễn đàn “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã ký kết hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân trên toàn tỉnh theo đúng chủ trương Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh Hải Dương để nhân rộng các mô hình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà thực hiện xả nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ lúa Xuân 2023

Vắc xin dịch tả heo châu Phi dự kiến sẽ được sử dụng rộng rãi trong tháng 2/2023

Ngày 1/2/2023: Xả nước đợt 2 vụ Đông Xuân trong 8 ngày

Công bố tiêu chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị UAV/Drone
Tin cùng chuyên mục

Bộ Nông nghiệp tạm dừng tham gia dự thầu đối với Công ty Cổ phần Hassyu Việt Nam

Xử phạt 2.244 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản trong năm 2022

Đại hội Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lần thứ II

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023

Huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên: Phấn đấu về đích huyện nông thôn mới kiểu mẫu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không còn Tổng cục

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản miền núi

Giá vật tư tăng cao, người trồng cà phê có lời không?

Đắk Lắk: Trao 5 dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trị giá hơn 4,4 tỷ đồng

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần khơi dậy tinh thần sáng tạo của startup

Đổng Nai: Tập trung triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn

Xã Giao Phong đón nhận Bằng công nhận nông thôn mới kiểu mẫu

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ara Tay Coffee của dân tộc Thái khẳng định thương hiệu

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực phế phụ phẩm nông nghiệp: Vẫn thiếu chính sách riêng

Yara Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp Việt

Thêm 79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Hải Dương: Nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững
