Thứ hai 28/04/2025 19:55

Hà Tĩnh: Nhiều doanh nghiệp dệt may đã kín đơn hàng đến quý II/2021

Tín hiệu khả quan từ thị trường cùng thuận lợi từ các Hiệp định thương mại mang lại, nhiều doanh nghiệp dệt may ở Hà Tĩnh đã chốt đơn hàng đến quý II/ 2021. Với những tín hiệu này các doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về mục tiêu xuất khẩu năm 2021.

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, trong năm 2020 hoạt động xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 3,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2019. Điều này thể hiện nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc thực hiện đề án khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế trong điều kiện phòng chống dịch Covid - 19.

Doanh nghiệp dệt may nhận nhiều đơn hàng đến quý II năm 2021

Ông Hồ Văn Cát – Phó Giám đốc Công ty CP Sản xuất đầu tư và thương mại TAAD Hà Tĩnh chia sẻ, nhờ thị trường có nhu cầu tích cực đến thời điểm này, doanh nghiệp vừa khắc phục hậu quả, vừa tăng ca sản xuất đơn hàng đi Mỹ dịp cuối năm.

Tính đến thời điểm này, lượng hàng xuất khẩu đã tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Một tín hiệu vui nữa là hiện nay doanh nghiệp đã ký đơn hàng đến hết tháng 1/2021. Do vậy, chúng tôi sẽ tập trung nhân lực, máy móc để sản xuất thành công 87.000 sản phẩm quần áo cho thị trường Mỹ và trên 8.000 sản phẩm bảo hộ lao động cho thị trường Nhật Bản.

Cùng với các tín hiệu tích cực từ đơn hàng, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cũng cho rằng, ngành dệt may Việt Nam đang hấp dẫn với khách hàng nhờ khả năng cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, dịch vụ so với một số cường quốc về dệt may trong khu vực. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang dần hoàn chỉnh do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên. Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã có hiệu lực đang tạo ra sức hút rất lớn về đơn hàng cho ngành này.

Dù dồi dào đơn hàng nhưng các doanh nghiệp cũng nhìn nhận ngành dệt may đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá lớn với các nước trong khu vực về giá nhân công và các chi phí đầu vào khác. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, việc áp dụng công nghệ, đầu tư thiết bị để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất là giải pháp được các doanh nghiệp thực hiện trong suốt thời gian qua.

Sau thời gian dài sản xuất ngưng trệ do dịch bệnh Covid-19, quý IV/2020 là thời điểm sôi động trở lại của Công ty CP May xuất khẩu Hồng Lĩnh (phường Đậu Liêu – TX Hồng Lĩnh). Ông Trần Văn Mạnh – Phó Giám đốc công ty chia sẻ: “Chúng tôi chuyên may gia công quần áo cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc. Hiện tại, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng sản xuất 450.000 sản phẩm với đối tác cho đến tháng 4/2021, trị giá khoảng 6 tỷ đồng. Ngoài cơ sở ở TX Hồng Lĩnh, vừa rồi chúng tôi mới mở thêm xưởng sản xuất ở xã Thạch Liên (Thạch Hà). Tới đây, công ty sẽ mở thêm dây chuyền sản xuất, tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh”.

Có thế thấy bức tranh chung về thị trường dệt may ở Hà Tĩnh khá sôi động vào dịp cuối năm, cho thấy sự phục hồi trở lại của nền kinh tế sau đại dịch. Hơn nữa, việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, với đơn hàng dồi dào còn khẳng định năng lực tiếp cận thị trường và kỹ thuật sản xuất của các doanh nghiệp may mặc của Hà Tĩnh đã đáp ứng tốt yêu cầu của các thị trường truyền thống, giữ được khách hàng truyền thống và bước đầu làm quen với các thị trường “khó tính”.

Theo nhiều ý kiến, doanh nghiệp dệt may ở trên địa bàn Hà Tĩnh có ưu điểm về năng lực quản lý, tay nghề công nhân, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, nhưng điểm yếu là chi phí lao động còn khá thấp. Để khắc phục điểm yếu này các doanh nghiệp phải liên kết để chia sẻ đơn hàng, đảm bảo ổn định việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó cần cố gắng học hỏi cải tiến quản lý sản xuất nâng cao năng suất, giảm chi phí. Đặc biệt các doanh nghiệp cần tập trung khai thác các FTA trong đó có vấn đề về xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ để tận dụng tối đa lợi ích của các FTA vào hoạt động xuất khẩu...

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao