Hà Nội: Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố.
Hà Nội: Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 7,79% Hà Nội: Họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý II/2022

Ngày 30/6, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội: Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố
Hà Nội: Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố

Kế hoạch nêu rõ, Hà Nội phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 20%/năm, đến năm 2025 cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành của thành phố; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Đến năm 2025, 100% hộ nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định được đáp ứng nhu cầu vay vốn để nâng cao chất lượng cuộc sống, tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” hằng năm đạt trên 65%. Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” hằng năm đạt 86-88%. Phấn đấu có 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Mục tiêu đến năm 2030, mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố; giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 60% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…

Về tầm nhìn đến năm 2045, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đạt từ 2/3 trở lên so với bình quân chung thu nhập của người dân TP. Hà Nội. Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo; người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, kế hoạch xác định 7 nhiệm vụ đột phá, 9 nhiệm vụ chủ yếu và 4 nhóm giải pháp. Trong đó, quán triệt nghiêm túc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc; hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới...

Cùng với đó, xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp ưu tiên nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Chiến lược công tác dân tộc đề ra. Trọng tâm trước mắt là bố trí đủ kinh phí để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trong Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP. Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hộ nghèo

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên