Hà Nội: Mỗi làng nghề cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Các làng nghề Hà Nội có đóng góp không nhỏ vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, kèm theo đó là sức ép đối với vấn đề môi trường.
Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2022

GS.TS Đặng Thị Kim Chi – Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Bà đánh giá như thế nào về những đóng góp của làng nghề đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như của cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay?

Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam. Tôi đã đi một số nơi, chưa nơi nào mà mật độ, số lượng làng nghề nhiều như làng nghề Việt Nam. Trong đó, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề cao nhất. Loại hình sản xuất của làng nghề cũng rất đa dạng. Đây là những điều rất đặc thù. Và chính sự phát triển của làng nghề nông thôn Hà Nội đã góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực do tận dụng được lao động nông nhàn và lao động thuộc mọi lứa tuổi trong sản xuất ở quy mô nhỏ để làm ra các sản phẩm phi nông nghiệp nhưng lại nằm trong vùng nông nghiệp. Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề cao hơn từ 2-2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp (thuần nông).

Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

Các sản phẩm này không chỉ tiêu thụ trong nội bộ địa phương mà còn phát triển ra các vùng miền, các địa phương khác. Và đến nay, rất nhiều các sản phẩm làng nghề của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã đi ra nhiều nước trên thế giới. Rõ ràng, vai trò của làng nghề đối với nông nghiệp Việt Nam đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tận dụng được sức lao động, sự sáng tạo của nông dân trong giai đoạn này.

Bên cạnh những kết quả đạt được hiện các làng nghề Hà Nội đang đối diện với những bài toán về bảo tồn và phát triển làng nghề. Bà có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Do đặc điểm, đặc thù của làng nghề đó là phát triển tự phát, có cầu thì có cung và giá trị sản xuất của làng nghề đa số xuất phát từ thủ công và cho đến nay có thể kết hợp với một số hoạt động cơ khí nhỏ. Do đó, thiết bị và công nghệ của làng nghề phần lớn là cũ và lạc hậu. Trình độ của người dân làm việc tại các cơ sở sản xuất làng nghề không được đào tạo bài bản mà mang tính truyền miệng, truyền thống. Quan hệ sản xuất của làng nghề là quan hệ mang tính dòng tộc, làng xã chứ không mang tính khu công nghiệp.

Với các đặc điểm trên, dẫn đến làng nghề trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay cũng để lại rất nhiều các bất cập. Việc phát triển tự phát có cầu thì có cung dẫn đến việc có những làng nghề ngày hôm nay đang dệt khăn nhưng một năm sau có khi lại quay sang làm máy tuốt lúa. Nhưng phải nói người dân làng nghề hết sức linh hoạt. Khi có nguồn cung cấp và điều kiện sản xuất là họ phát triển. Do thu nhập của người dân làng nghề cao hơn so với thu nhập của người dân vùng thuần nông. Từ đó, khuyến khích người ta phát triển kinh tế bằng cách làm thêm các nghề phụ.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi –Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
GS.TS Đặng Thị Kim Chi –Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Điều này cũng dẫn đến hệ lụy là các làng nghề trong thời gian gần đây phát triển không có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ kỹ thuật không được đào tạo bài bản. Do đó, tác động xấu đến môi trường. Ô nhiễm môi trường khí do các loại khí không được xử lý. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh ra không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường tự nhiên. Ô nhiễm chất thải rắn chất đầy hai bên đường các làng nghề và tạo nên các nguồn chất ô nhiễm rất lớn. Việc này không chỉ ô nhiễm trong khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận và dẫn đến những xung đột môi trường giữa các nơi.

Giải pháp theo bà cần được đặt ra lúc này là gì?

Sự phát triển của làng nghề nếu không được quy hoạch, không được quan tâm một cách đầy đủ để có thể phát triển bền vững thì sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Do đó, cần thiết chúng ta phải có những quy hoạch, phải có những biện pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển làng nghề một cách bền vững và phải lựa chọn những loại hình nào phù hợp với quy mô làng nghề để đưa vào quy hoạch phát triển. Còn đối với những làng nghề không nằm trong quy hoạch và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì cần có các biện pháp không cho phát triển cũng như nhân rộng. Đây là những việc mà chúng ta cần phải làm trong thời gian tới.

Một điều rất rõ ràng là môi trường làng nghề Hà Nội chỉ thực sự được cải thiện khi cộng đồng dân cư trong làng nghề nhận thức được sự cần thiết và có các hành động cụ thể tích cực góp phần từng bước giảm thiểu các tác động ô nhiễm do hoạt động sản xuất.

Việc xây dựng những chính sách phù hợp với đặc thù của làng nghề là điều hết sức cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề nhằm góp phần phát triển làng nghề bền vững.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích ưu đãi tài chính cho các hoạt động liên quan đến cải thiện môi trường làng nghề. Kêu gọi các nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, các quỹ bảo vệ môi trường cho việc đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm và truyền thông môi trường.

Trong số 176 cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch, đã có 49 cụm xây dựng hạ tầng, cấp phép hoạt động cho 5.870 dự án, bình quân đạt 800m2/dự án, trong đó có 2.000 dự án đã hoạt động. Theo Sở Công thương Hà Nội, quy hoạch các cụm làng nghề còn nhỏ lẻ (7,4ha/cụm), thậm chí có cụm diện tích 1 ha, lại dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Một trong những giải pháp đối với việc bảo tồn và phát triển các làng nghề được đặt ra đối với Hà Nội đó là phát triển làng nghề gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP. Theo bà, giải pháp này mang lại những lợi thế cũng như hiệu quả gì?

Đây là những giải pháp rất tích cực, việc này sẽ tạo nên nguồn tiêu thụ các sản phẩm từ làng nghề. Nếu một làng nghề có sản phẩm OCOP được công nhận thì khả năng được biết đến, được các nơi đặt hàng sẽ tăng lên. Việc này sẽ giúp cho các làng nghề phát triển. Tuy nhiên, việc này cần lồng ghép trong điều kiện sản phẩm OCOP này phải được sản xuất ở khu vực mà đảm bảo chất lượng môi trường, ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Đối với phát triển làng nghề gắn với du lịch thì sao thưa bà?

Đây là một hướng rất hay của Việt Nam. Chúng tôi đã đi một số làng nghề ở một số địa phương không chỉ ở Hà Nội. Tôi thấy hoạt động du lịch mà gắn với việc tham quan đến các làng nghề là một hướng đi rất tốt. Bởi đa số các sản phẩm làng nghề mang tính đặc sản của địa phương, đặc sản của dân tộc. Do đó, khi khách du lịch trong và ngoài nước đến với một cơ sở làng nghề, được chứng kiến quá trình làm ra sản phẩm đấy và nếu như cho họ tham gia một vài công đoạn đơn giản để tạo ra sản phẩm và mang về thì rất tốt. Tôi rất khuyến khích, rất ủng hộ xu hướng phát triển du lịch làng nghề và coi như đấy là một hình thức nhằm phát triển làng nghề bền vững.

Xin cám ơn bà!

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động