Thứ sáu 25/04/2025 02:39

Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2022

Tối 10/5, Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” đã chính thức khai mạc.

Tham gia chương trình có 90 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống: thêu, sơn mài, gốm sứ, mây tre đan, mộc, chế biến thực phẩm,...

Khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022”.

Chương trình được tổ chức giúp bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát huy và giữ gìn ngành nghề truyền thống phát triển bền vững, ổn định; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Đồng thời, kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần vực lại sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - khẳng định, chương trình kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh sự kiện này, huyện Thanh Trì tổ chức không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện chào mừng SEA Games 31 gồm các sản phẩm OCOP, làng nghề của huyện như: nón lá truyền thống Vĩnh Thịnh xã Đại Áng, rượu Ngâu xã Tam Hiệp, bánh chưng Tranh Khúc xã Duyên Hà, sản phẩm OCOP xã Yên Mỹ và các sản phẩm làng nghề của các tỉnh như: Quảng Nam, Hải Dương, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên…

Đây là cơ hội nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm truyền thống của huyện nói riêng và các tỉnh, thành nói chung đến khách quốc tế tham quan trong thời gian diễn ra SEA Games 31.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập