Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất

Sau thời gian “đóng băng” sản xuất, kinh doanh vì dịch Covid-19, các làng nghề Hà Nội đang bắt đầu khôi phục lại nhiều hoạt động. Tuy nhiên, để sớm trở lại như trước, các làng nghề rất cần sự tiếp sức từ chính sách hỗ trợ do nguồn vốn đã suy giảm, thị trường đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng cao.

Lao đao vì đại dịch

Những năm gần đây, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế làng nghề, doanh thu giảm 20 - 50% so với thời điểm chưa có dịch bệnh. Đặc biệt, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội gặp nhiều lao đao. Hầu hết làng nghề bị đứt gãy chuỗi sản xuất, lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, lao động ngừng việc…, khiến sản xuất càng khó khăn hơn.

Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất

Nhiều sản phẩm của làng nghề khó tiêu thụ vì thị trường đứt gãy

Tại làng nghề Bát Tràng, với hơn 1.000 hộ, có tới 700 hộ làm nghề gốm, trong đó, 400 hộ có lò nung. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ. Các đối tác nước ngoài ngừng nhập hàng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, đa phần các cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa. Chị Mỹ Trinh - chủ cơ sở gốm Đạo - chia sẻ, cơ sở sản xuất của gia đình chị chủ yếu làm gốm thủ công nên khi dịch Covid-19 bùng phát đã phải dừng sản xuất gần hai năm nay do nhu cầu thị trường sụt giảm. Gốm thủ công vốn làm theo đơn, sản lượng cực ít so với gốm công nghiệp, lợi nhuận lại không nhiều nên chưa lúc nào lại gặp khó khăn như hiện tại.

Không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, ngay cả doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh tại Bát Tràng cũng lao đao vì dịch bệnh. Bà Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh - cho biết, dịch Covid-19 đã khiến nhiều hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề gặp khó. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia không được thuận lợi nên hàng hóa tồn đọng trong kho, khiến doanh nghiệp đọng vốn. Cùng chung tình cảnh này, dù Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đang xuất khẩu sản phẩm đến gần 30 quốc gia, mỗi quốc gia có từ 4 - 5 đối tác, nhưng doanh nghiệp vẫn không có lãi vì phải chia sẻ với các nhà nhập khẩu do chi phí logistics quá cao.

Tại buổi làm việc với một số đơn vị thuộc làng nghề Bát Tràng mới đây, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - đánh giá, qua khảo sát các doanh nghiệp làng nghề, khu vực sản xuất nhỏ, đặc biệt là khu vực tiểu thủ công nghiệp cho thấy, tình hình dừng sản xuất tương đối lâu của các hộ sản xuất, khiến chuỗi sản xuất có bộ phận bị ngưng trệ. “Khó khăn của làng nghề đang rất lớn, cần có các giải pháp thông suốt chuỗi tiêu thụ, duy trì được mối hàng của doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì được sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, cần đề xuất thêm các cơ chế, chính sách mới, sát với tình hình thực tế tại các địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất” - ông Trung nhấn mạnh.

Cần thêm những hỗ trợ tiếp sức

Hà Nội đã chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, nên mục tiêu hiện nay là tập trung khôi phục sản xuất, phấn đấu tăng doanh thu ở những tháng cuối năm, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của thành phố, sau thời gian tạm dừng hoạt động, nhiều cơ sở sản xuất làng nghề cũng đã bắt đầu rục rịch hoạt động trở lại. Ông Vũ Hoàng Hà - Chủ cơ sở đồ gỗ Hoàng Hà (xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) - cho hay, xưởng gỗ của gia đình ông dừng hoạt động từ cuối tháng 7, khi thành phố mở cửa lại kinh tế, cơ sở lập tức huy động được 80% nhân công trở lại làm việc để đáp ứng các đơn hàng còn nợ và tập trung chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Sự trở lại của làng nghề là dấu hiệu tích cực để khôi phục kinh tế của Hà Nội, nhưng hầu hết làng nghề đang trong giai đoạn nỗ lực xoay chuyển, tìm hướng thích nghi trước những tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thị trường bị thu hẹp nên việc lưu thông, tiêu thụ hàng hóa không tránh khỏi khó khăn. Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - ông Lưu Duy Dần cho rằng, trong bối cảnh khó lường của dịch bệnh, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề nan giải của các làng nghề. Trước những khó khăn đang hiện hữu, ngân hàng cần tiếp tục xem xét nới lỏng các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay với lãi suất ưu đãi, giúp doanh nghiệp đủ vốn phục hồi sản xuất.

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề, Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại… Đồng thời, ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ cho các làng nghề duy trì và phát triển như: Chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, hỗ trợ kinh phí công nhận danh hiệu làng nghề. Ngay thời gian dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm giúp các làng nghề của TP. Hà Nội gia tăng giá trị, thu nhập cũng như nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, nhiều địa phương tích cực triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ để giúp đỡ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động vượt qua khó khăn.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, để làng nghề sớm hồi sinh, Sở sẽ phối hợp với các ngành, địa phương, nắm bắt nhu cầu thị trường, kết nối tiêu thụ, tập trung vào nhóm sản phẩm làng nghề đạt chứng nhận OCOP; triển khai trang thương mại điện tử giới thiệu sản phẩm làng nghề; phối hợp tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn vốn cho các làng nghề khôi phục sản xuất, triển khai hiệu quả các chương trình: Hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng quản trị doanh nghiệp và chính sách liên quan đến làng nghề… Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho rằng, các hộ sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp làng nghề cần có giải pháp, chiến lược kinh doanh tốt nhất phù hợp với tình hình mới. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch hỗ trợ làng nghề hoạt động phù hợp, động viên tinh thần sát thực nhất với hộ kinh doanh làng nghề…

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề, trong đó, 313 làng nghề truyền thống đã được công nhận, 207 làng có nghề đang phát triển. Có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm; gần 70 làng nghề đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì của Chủ tịch nước và Bằng công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024

Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024

Năm 2024, Quảng Ninh đã có nhiều đột phá trong công cuộc cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Sở Công Thương Hải Phòng phát động Tháng khuyến mại năm 2024

Sở Công Thương Hải Phòng phát động Tháng khuyến mại năm 2024

Ngày 3/12, Sở Công Thương Hải Phòng tổ chức lễ phát động Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024, chương trình thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024

Mặc dù triển khai nhiều giải pháp linh hoạt và đồng bộ, tuy nhiên, công nghiệp và thương mại của Quảng Bình trong năm 2024 vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Vì sao tỉnh Thanh Hóa dừng khai thác đất san lấp dự án khu đô thị Bình Sơn của Công ty VACIC?

Vì sao tỉnh Thanh Hóa dừng khai thác đất san lấp dự án khu đô thị Bình Sơn của Công ty VACIC?

Tỉnh Thanh Hóa vừa chỉ đạo tạm dừng khai thác đất làm vật liệu san lấp dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bình Sơn của Công ty cổ phần Xây dựng VACIC.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung

Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung

Tối 2/12 tại tỉnh Lạng Sơn, diễn ra khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) với chủ đề: Liên kết - Hợp tác - Phát triển.
Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công) do địa phương quản lý của Nam Định đạt 77,5% kế hoạch năm.
Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu phải đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi thực hiện sắp xếp huyện, xã theo Nghị quyết 1251.
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp

Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp 'vượt khó'

Với những chính sách kịp thời, phù hợp từ chính quyền tỉnh Quảng Ninh, các chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng.
Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Tỉnh Quảng Ninh tập trung khai thác tiềm năng, đưa du lịch tàu biển quốc tế trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch biển.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, 11 tháng năm 2024, cán cân xuất nhập khẩu của Nam Định nghiêng về xuất khẩu với con số xuất siêu 1,007 tỷ USD.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Mặc dù đang là dịp cao điểm mua sắm cuối năm, nhiều mặt bằng ở TP. Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê.
Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, Bạc Liêu đã và đang tập trung phát triển cũng như đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP.
Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam sẽ có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm huyện Nông Sơn; 233 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 8 đơn vị.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động