Hà Nội: Gỡ nút thắt về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng chợ dân sinh

Khó huy động nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, sửa chữa, do đó, cơ quan quản lý kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh
Chợ dân sinh Hà Nội sáng tạo trong giãn cách xã hội Đóng cửa 5 chợ dân sinh TP. Vinh: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó có 2 chợ đầu mối và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối.

Hà Nội: Gỡ nút thắt trong phát triển hạ tầng thương mại nông thôn
Hà Nội: Gỡ nút thắt trong phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

Chia theo phân hạng chợ có 15 chợ hạng 1 (chiếm 3,31%), 58 chợ hạng 2 (chiếm 12,8%), 348 chợ hạng 3 (chiếm 76,82%), 8 chợ phải cải tạo hệ thống phòng cháy chữa cháy và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng (chiếm 1,77%), 24 chợ đề nghị không phân hạng (chiếm 5,3%) do thuộc diện di dời, giải tỏa để thực hiện các dự án khác, một số nằm trên đất ngoài đê, đất cây xanh, đất nông nghiệp….

Bên cạnh đó, có 29 trung tâm thương mại, 112 siêu thị kinh doanh tổng hợp có thực phẩm, trên 2.000 cửa hàng tiện lợi, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Trong số đó, chợ truyền thống là kênh phân phối tồn tại lâu đời và gắn bó với đời sống nhân dân; phần lớn người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống do thói quen tiêu dùng, sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập và được thỏa thuận về giá.

Bà Đặng Thúy Vân - Chủ tịch UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) - cho biết, trên địa bàn có hai chợ dân sinh hoạt động với khoảng 300 hộ kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng... Để xây dựng chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương đã tăng cường phối hợp liên ngành kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

Trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển chợ đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên ngoài một số chợ đã được đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, còn nhiều chợ được xây dựng tạm, chưa đồng bộ, chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn hạn chế.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - chia sẻ, với hệ thống phân phối hiện đại thì việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cơ bản bảo đảm nhưng tại hệ thống chợ, mặc dù có kiểm soát nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập như nhận thức của nhiều hộ tiểu thương còn yếu, chưa chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm chưa được làm thường xuyên; nhận thức của người tiêu dùng “tiện đâu mua đấy”, mua hàng ở chợ cóc chợ tạm, không để ý đến nguồn gốc sản phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cùng với vấn đề an toàn thực phẩm, về cơ sở hạ tầng, hiện thành phố chỉ có 89 chợ kiên cố, 248 chợ bán kiên cố, còn lại vẫn còn 116 chợ dạng lều lán tạm. Bên cạnh đó, 215 xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ. Thành phố cũng mới chỉ có 2 chợ đầu mối, 5 chợ khác đang phải hoạt động có tính chất đầu mối.

Một số chợ trên địa bàn, các hạng mục như hệ thống điện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết cấu công trình… đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; việc thiếu chợ hoặc chợ không thuận tiện cũng góp phần phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông… Hiện nay, trên địa bàn còn tồn tại 40 chợ cóc cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo bảo đúng tiến độ đề ra. Đến nay, mới có 6 chợ đã triển khai thi công; 4 chợ hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến được thời gian khởi công. Các chợ còn lại vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư.

Lý giải về việc này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho hay, theo quy định thì thành phố chỉ đầu tư chợ đầu mối, còn lại phân cấp cho địa phương. Tiến độ xây dựng chợ theo quy hoạch còn chậm và hình thức đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà nước. Trong đó, các chợ dân sinh tại các quận, huyện, thị xã có quy mô nhỏ nên rất khó khăn trong việc xã hội hóa vì thu không đủ chi.

Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các địa phương. Đây cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới. Những địa phương nào gặp khó khăn về ngân sách đầu tư thì cần sớm báo cáo thành phố để có phương án tháo gỡ.

Đối với công tác quản lý, đầu tư hệ thống chợ, lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết, hiện thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành phải đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sớm hoàn thiện giá tính dịch vụ thuê địa điểm bán hàng để thu hút đầu tư, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh thương mại… tại các chợ. Bên cạnh đó, phải đặc biệt quan tâm đầu tư, quản lý, phát huy hiệu quả các chợ đầu mối; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư chợ; tăng cường quản lý hệ thống chợ trên toàn địa bàn bảo đảm phục vụ kinh tế, dân sinh…

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Thành phố đã phân cấp mạnh mẽ, giao toàn quyền về cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Nhiều địa phương đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định, góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới.
OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới bền vững, giúp thương hiệu địa phương vươn ra thị trường quốc tế.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Mobile VerionPhiên bản di động