Hà Giang: Phát triển sản phẩm gà xương đen theo hướng hàng hóa

Gà xương đen là giống gà địa phương được đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện vùng cao nguyên đá gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ nuôi theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc Hà Giang: Hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Gà xương đen còn được gọi là gà Mông hay gà Mèo. Đây là giống gà địa phương có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhất là khả năng chống rét) và có khả năng chống chịu tốt với các loài dịch bệnh trên gia cầm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcason, bệnh cúm gà (H5N1)… nên rất ít khi gà xương đen xảy ra dịch bệnh.

Hà Giang: Phát triển sản phẩm gà xương đen theo hướng hàng hóa
Mô hình nhân nuôi gà xương đen tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang

Trong những năm qua, gà xương đen đã trở thành sản phẩm OCOP của 4 huyện cao nguyên đá và là sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh Hà Giang.

Điểm nổi bật của giống gà xương đen là có thịt, da, mào và xương đều có mầu đen đậm. Gà xương đen là giống gà có thịt săn chắc, chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng mỡ thấp, hơn hẳn các giống gà khác của địa phương. Riêng con gà trống 7 tháng tuổi đã có trọng lượng khoảng 3,5kg, con mái nặng khoảng 2,5kg. Trứng của gà xương đen cũng rất giầu dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng. Khác với các giống gà khác của địa phương, gà xương đen chỉ đẻ khoảng 70 quả trứng/năm và mỗi năm gà xương đen chỉ đẻ trứng trong vòng 5 tháng.

Ngoài làm thực phẩm thì xương của gà (được nướng giòn tán thành bột làm thuốc) và thịt của gà xương đen còn là một vị thuốc quý trong dân gian. Gà xương đen khi hầm với tam thất là một vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe cho người già, phụ nữ sau sinh và trẻ em suy dinh dưỡng…. Vì vậy, giá của gà xương đen thường khá cao, dao động từ 200 - 250 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên tới 300 nghìn đồng/kg nhưng cũng rất khó kiếm. Trong những năm qua, do nhu cầu tiêu thụ gà xương đen quá lớn nên số lượng gà xương đen tại 4 huyện vùng cao nguyên đá bị suy giảm nhanh chóng.

Nhận thấy những giá trị nổi bật của gà xương đen về dinh dưỡng, giá trị kinh tế và để phục vụ khách du lịch trên vùng cao nguyên đá, trong những năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng và 4 huyện vùng cao nguyên đá đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển giống gà xương đen theo hướng hàng hóa. Đây là chủ trương nhằm bảo tồn và phát triển giống gà xương đen trước nguy cơ bị tuyệt chủng và tạo nguồn giống giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Hà Giang: Phát triển sản phẩm gà xương đen theo hướng hàng hóa
Gà xương đen - sản phẩm OCOP của 4 huyện cao nguyên đá và là sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh Hà Giang

Theo một số hộ gia đình dân tộc Mông chăn nuôi gà xương đen trên cao nguyên đá: Thức ăn chủ yếu của gà xương đen là ngô hạt và cám gạo; ngoài ra, có thể cho gà ăn thêm các loại thức ăn xanh như rau muống, rau cải cùng một số loài cỏ và thức ăn động vật như giun quế, các loài cá nhỏ hoặc ốc bươu vàng… Sau khi gà nở khoảng 6 tháng, trọng lượng gà có thể đạt từ 1,8 - 2,5kg.

Bên cạnh đó, gà xương đen rất thích hợp với phương thức chăn nuôi bán chăn thả và chăn nuôi hoang dã trên các đồi rừng của đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá của Hà Giang. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều hộ nông dân trên địa bàn 4 huyện cao nguyên đá đẩy mạnh đầu tư phát triển chăn nuôi gà xương đen với số lượng lớn trên các đồi rừng của gia đình. Bên cạnh đó, nhằm phát triển chăn nuôi gà xương đen theo theo hướng hàng hóa, các huyện vùng cao nguyên đá đã đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi gà xương đen theo hình thức gia trại và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo tồn và phát triển giống gà quý của địa phương.

Ông Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang cho biết: Trong những năm qua, gà xương đen đã trở thành sản phẩm OCOP của 4 huyện cao nguyên đá và là sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang. Để bảo tồn và phát triển giống gà xương đen theo hướng hàng hóa, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng và UBND 4 huyện cao nguyên đá đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển giống gà quý này của địa phương, góp phần bảo tồn giống gà xương đen trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Phạm Văn Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Xem thêm