“Hạ chuẩn” cho vay để gói hỗ trợ lãi suất 2% phát huy được ý nghĩa

Giới chuyên môn, các ngân hàng, doanh nghiệp cho rằng, gói hỗ trợ lãi suất 2% còn nhiều vướng mắc, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các bộ ngành
Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Kỳ 1: Khó khăn liền kề, vốn ưu đãi lại rất “xa” Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Kỳ 2: Hạ chuẩn vay có thể gây hệ luỵ cho nền kinh tế Tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%: Chú trọng chất lượng thay vì số lượng

Kế hoạch cao nhưng thực hiện rất thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quá trình phục hồi nền kinh tế, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng nhận được sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và tổ chức tín dụng. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất theo nghị định.

Qua 3 tháng, các ngân hàng thương mại rất tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ. Tuy nhiên, do độ trễ của chính sách nên bước đầu kết quả thực hiện chưa cao. Theo báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.407 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỷ đồng. Dự kiến, số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8/2022 khoảng 13,5 tỷ đồng.

Qua thực tế triển khai nhiều ngân hàng hàng phản ánh những khó khăn, vướng mắc khi giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%. Ông Phạm Toàn Vượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, ngân hàng Agribank xác định chính sách hỗ trợ lãi suất là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, ngay khi Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, Agribank đã ban hành Quy định 968 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Tính đến 22/8, dư nợ của các hợp đồng tín dụng ký kết từ 1/1/2022 của khách hàng thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất qua rà soát, nhận diện của ngân hàng Agribank là 40.000 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, dư nợ được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 đạt khoảng 1.700 tỷ đồng, doanh số cho vay khoảng 1.900 tỷ đồng với 361 khách hàng, số tiền lãi hỗ trợ cho khách hàng là 1,5 tỷ đồng.

“Hạ chuẩn” cho vay để gói hỗ trợ lãi suất 2% phát huy được ý nghĩa
Đến thời điểm hiện tại, dư nợ được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 của Agribank đạt khoảng 1.700 tỷ đồng

Dự kiến trong tháng 9, Agribank sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng với dư nợ lũy kế được hỗ trợ là 8.500 tỷ đồng, số tiền lãi hỗ trợ khoảng 15 tỷ đồng và đến hết năm 2022 số tiền hỗ trợ lãi suất sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Agribank cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, với 96% tổng số lượng khách hàng của Agribank là khách hàng cá nhân; để tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục đối với khách hàng cá nhân vay vốn thanh toán các chi phí hoạt động kinh doanh, Agribank đã có cơ chế cho vay theo hạn mức quy mô nhỏ, tối đa không quá 300 triệu đồng/khách hàng, thời hạn duy trì hạn mức tối đa 3 năm kể từ ngày ký kết. Do đó, nhiều hợp đồng tín dụng đã ký kết với khách hàng trước thời điểm 1/1/2022 không đủ điều kiện để được hỗ trợ theo Chương trình.

Mặt khác, đối tượng khách hàng hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và khách hàng cá nhân vay vốn dưới 300 triệu đồng không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ theo quy định. Vì vậy, số lượng khách hàng thực tế đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất còn hạn chế.

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung - Phó Tổng Giám đốc Vietinbank cũng cho biết thêm nhiều nguyên nhân nữa khiến tiến độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất vẫn còn chậm. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng kinh doanh đa ngành nghề nên việc bóc tách lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất cũng như chứng từ chứng minh đồng vốn vay được sử dụng cho lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất là rất khó.

Hơn nữa, một trong những điều kiện để được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Nghị định 31 là khách hàng phải có phương án về khả năng phục hồi. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có hướng dẫn về phương án khả năng phục hồi, mỗi ngân hàng hướng dẫn một kiểu khiến khách hàng bối rối cũng như khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra sau này.

Đại diện Vietcombank cũng cho rằng, đánh giá về khả năng phục hồi và khả năng trả nợ là khó khăn lớn đối với ngân hàng. Đánh giá khách hàng suy giảm hay phục hồi như thế nào, mỗi ngân hàng có sự khác biệt trong việc đánh giá khả năng phục hồi và khả năng trả nợ của khách hàng.

Những khách hàng khó khăn do tác động của chiến tranh thương mại lại không thuộc đối tượng hỗ trợ. Hay như nhóm khách hàng xuất khẩu thủy sản, vay USD nhưng Nghị định chỉ cho phép hỗ trợ với các khoản vay bằng VND.

Lãnh đạo các ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank, MB, NamABank… cũng cho biết, bên cạnh nhiều doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối duyệt đề nghị hỗ trợ lãi suất 2% vì không đủ điều kiện thì có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng từ chối tham gia vì e ngại thủ tục rườm rà, ngại thanh tra, hậu kiểm tra.

Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
“Hạ chuẩn” cho vay để gói hỗ trợ lãi suất 2% phát huy được ý nghĩa

Cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của tất cả các bộ, ngành

Từ thực tiễn triển khai, Phó Tổng Giám đốc Agribank nêu các kiến nghị nhằm “gỡ khó” gói hỗ trợ lãi suất 2%: Cụ thể, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hành Nhà nước xem xét “hạ chuẩn cho vay” để mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất, cụ thể là đối với khách hàng là hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Agribank cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, chủ trì phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất các nội dung trong triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31, đặc biệt là các nội dung về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với khách hàng khi giải ngân tiền mặt trên 100 triệu đồng và sử dụng bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.

Đối với các trường hợp khách hàng đã giải ngân và ký hợp đồng tín dụng từ 1/1/2022 đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thống nhất về đối tượng và điều kiện áp dụng đã quá kỳ hạn trả lãi, đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành xem xét cho phép các tổ chức tín dụng thống kê và hạch toán bổ sung hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng này.

Ông Nguyễn Việt Cường - Phó tổng giám đốc Vietcombank cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các bộ, ngành ban hành tiêu chí cụ thể về khả năng phục hồi và mở rộng phạm vi khách hàng được hỗ trợ, cho phép các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh được hỗ trợ lãi suất.

Một số lãnh đạo ngân hàng khác kiến nghị các bộ, ngành có giải pháp tháo gỡ về hóa đơn bán lẻ, dư nợ các khoản vay bằng ngoại tệ, mở rộng đối tượng về xuất khẩu lúa gạo, xây lắp... Đồng thời, có giải pháp giải tỏa tâm lý e ngại về thanh kiểm tra cho doanh nghiệp.

Giới chuyên môn cho rằng, gói hỗ trợ lần này được thực hiện như một gói đầu tư công của Nhà nước. Do đó, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của tất cả các bộ, ngành mới đảm bảo giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, cần tạo cho các ngân hàng thương mại một khoảng không gian nhất định để xử lý linh hoạt các trường hợp thụ hưởng chính sách.

“Các ngân hàng thương mại có thể dựa vào quyền tự chủ để quyết định các khoản cho vay gần như đảm bảo được các tiêu chí tín dụng thông thường và của gói hỗ trợ này. Đây là điều vô cùng quan trọng và nhiều doanh nghiệp đang mong chờ như vậy” - TS. Nghĩa đề xuất.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong tháng 8/2024, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày có khoảng 2.882 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong quý 3/2024, doanh thu khai thác mới khối bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife Việt Nam nâng cấp sản phẩm "Sống khỏe mỗi ngày" lên phiên bản năm 2024 với tính linh hoạt tối đa, chi phí hợp lý và thời hạn bảo vệ lên tới 75 tuổi
Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Từ tháng 11, khách hàng có thể mở tài khoản và cập nhật sinh trắc học trên Techcombank Mobile bằng hình thức xác thực điện tử thông qua kết nối ứng dụng VNeID.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã có 12.665 lượt khách hàng vay vốn với số tiền 936 tỷ đồn
Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 10, tín dụng đã tăng trên 10%, tuy nhiên sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp.
Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đã hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng tiền thuế vào ngân sách nhà nước nâng tổng tiền thuế đã đóng kỳ 2022 - 2023 lên 114,3 tỷ đồng.
Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính vừa có thông tin về quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam cùng đề xuất nộp thay thuế.
Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) ký kết thỏa thuận hợp tác, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực bancassurance tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Giá vàng giảm

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khả năng có sự tồn tại hành vi thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới.
VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, tài khoản thanh toán sẽ bị tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền khi giấy tờ tùy thân của khách hàng và người có liên quan hết hiệu lực.
Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất thực hiện Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm tối thiểu 1%/năm.
Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động