Sau vụ Grab: Trước "ma trận" phụ phí của các hãng xe công nghệ, Bộ Tài chính nói gì? Sau vụ Grab: Bộ Công Thương yêu cầu các hãng xe công nghệ tuân thủ nghiêm pháp luật |
Như Báo Công Thương đã đưa tin, hiện nay trong các ứng dụng gọi xe công nghệ, đi kèm với những tiện ích mang lại thì bên trong những ứng dụng này còn ẩn chứa một dạng chi phí có tên “bảo hiểm chuyến đi”. Song nhiều người hoàn toàn không biết tới tồn tại dạng chi phí kể trên bởi tính năng này được tự động bật sẵn dù khách hàng có nhu cầu tham gia hay không.
Grab, Be tự ý thu phí bảo hiểm chuyến đi mà khách hàng không hề hay biết |
Hiện trên ứng dụng Grab, chi phí bảo hiểm chuyến đi được hiển thị trên mục Ride Cover với giá tính phí 2.000đ/mỗi chuyến. Nội dung hiển thị trên ứng dụng là dòng thông tin “Nhận phiếu ưu đãi dịch vụ khi tài xế đến trễ 10 phút hoặc hơn”. Điều này khiến khách hàng dễ nhầm tưởng đây là chi phí bồi thường trễ chuyến. Nhưng khi click vào, bảo hiểm chuyến đi là mục được nhắc đến nhiều nhất khiến cho khách hàng cảm thấy… mình như bị lừa.
Còn tại ứng dụng gọi xe Be, bảo hiểm Trip Care đang được áp dụng tùy thuộc vào quãng đường di chuyển. Ví dụ, với chuyến xe di chuyển 7km, phí bảo hiểm sẽ là 2.000 đồng với Bebike và 4.000 đồng với Becar 4 chỗ hoặc 7 chỗ. Hay với mức phí di chuyển khoảng 1,7 triệu đồng, phí bảo hiểm ở mức 20.000 đồng với Bebike và 25.000 đồng với Becar 4 chỗ cho cùng quãng đường này.
Điều đáng nói, các ứng dụng luôn bật sẵn tính năng chọn tham gia bảo hiểm trong chuyến đi và chi phí được tính luôn vào cước phí mỗi chuyến xe. Bên cạnh đó, phần tùy chọn đặt ở vị trí khó thấy khiến khách hàng khó có thể phát hiện ra.
Ngoài ra, trong các điều khoản giao dịch sản phẩm bảo hiểm chuyến đi của ứng dụng Grap hay Be hết sức ngặt nghèo cùng các quy định khó hiểu, phân biệt đối xử với người tham gia bảo hiểm chuyến đi.
Sau khi Báo Công Thương đăng tải 2 phóng sự: “Bị móc túi vì “bẫy” bảo hiểm ẩn trong các ứng dụng gọi xe” và ““Bẫy ngầm” trong quy định của các hãng xe công nghệ, bảo hiểm chuyến đi có như không”, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã đưa ra những cảnh báo đối với người tiêu dùng.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia nhận thấy việc các ứng dụng tích chọn sẵn chế độ đồng ý sử dụng các dịch vụ nêu trên có thể dẫn đến việc người tiêu dùng không được biết đầy đủ quyền được lựa chọn của mình khi sử dụng dịch vụ, đặc biệt trong trường hợp người tiêu dùng cần đặt xe nhanh.
Nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặt xe công nghệ, Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia khuyến cáo người tiêu dùng một số nội dung sau:
Người tiêu dùng cần đọc, nghiên cứu đầy đủ các thông tin thể hiện trên ứng dụng khi thực hiện giao dịch đặt xe để bảo đảm thực hiện chính xác, đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Người tiêu dùng cần lưu ý về việc làm rõ cơ chế tích chọn đồng ý là áp dụng riêng cho từng chuyến xe hay là áp dụng chung cho tất cả chuyến xe mà người tiêu dùng sẽ đặt về sau.
Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các ứng dụng gọi xe công nghệ, người tiêu dùng có thể phản ánh tới các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc Tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng 1800.6838 của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, tại ứng dụng Be, khi khách hàng tham gia bảo hiểm mà không may xảy ra tại nạn, bảo hiểm Trip Care sẽ trợ cấp nằm viện đối với mỗi trường hợp, mỗi loại hình vận tải với số tiền từ 4 đến 6 triệu đồng. Theo đó, số tiền nằm viện trên ngày đối với beBike là 200 đồng, beCar hoặc beTaxi là 300 đồng. Số ngày nằm viện tối đa là 20 ngày, mất giấy tờ hỗ trợ 300 đồng.
Phần chi trả bảo hiểm đã được phía doanh nghiệp âm thầm thay đổi |
Sau khi Báo Công Thương phản ánh, phần chi trả quyền lợi bảo hiểm chuyến đi trên ứng dụng gọi xe công nghệ Be đã được thay đổi.
Theo đó, khách hàng khi tham gia bảo hiểm mà không may gặp sự cố, số tiền nằm viện trên ngày đối với beBike là 200.000 đồng, beCar hoặc beTaxi là 300.000 đồng, mất giấy tờ hỗ trợ 300.000 đồng.