Gỡ vướng cho công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Nhiều vướng mắc

Công tác quản lý cụm công nghiệp đang được thực hiện theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (Nghị định 68) và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP (Nghị định 66) và pháp luật liên quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều địa phương, công tác này hiện gặp nhiều vướng mắc.

Cụ thể, việc chủ trì tham mưu phát triển cụm công nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trong cụm trên địa bàn cấp tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở Công Thương nhưng việc hướng dẫn thu hút đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm theo pháp luật đầu tư lại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, Sở Công Thương gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò cơ quan đầu mối quản lý về cụm công nghiệp trên địa bàn.

Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công không đề cập đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (dự án đồng bộ) nên các địa phương gặp khó trong đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, đối với tổ chức sự nghiệp công lập chỉ có “Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được cơ quan có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án, được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng...”. Nhưng thực tế, tại các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các tổ chức sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đa số chưa tự chủ được tài chính (không được thuê đất, cho thuê lại đất). Điều này khiến các địa phương cũng gặp không ít khó khăn do pháp luật đất đai không quy định rõ việc cho thuê đất đối với dự án đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp trong trường hợp này.

cụm công nghiệp
Bộ Công Thương xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý phát triển cụm công nghiệp

Bên cạnh đó, Nghị định số 68 quy định “các công trình xây dựng trong cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và được thẩm định thiết kế thì được miễn giấy phép xây dựng” nhưng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 thì quy định các trường hợp miễn giấy phép xây dựng không bao gồm trường hợp đối với cụm công nghiệp như nêu trên do đó các địa phương gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Hiện nay, việc xác định suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gặp khó khăn do Bộ Xây dựng chưa có quy định rõ về suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Ngoài ra, một số nội dung, quy định về phương án phát triển cụm công nghiệp, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, phát triển cụm công nghiệp,… cần được rà soát lại để đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Những bất cập trên theo Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đang khiến nhiều địa phương vướng mắc, khó thu hút đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Và việc xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68 và Nghị định số 66 nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển cụm công nghiệp một cách hiệu quả, chặt chẽ, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh là cần thiết và cấp bách.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất

Trước những bất cập đã chỉ ra, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, hiện đang xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp gồm 7 chương, 48 điều: Chương I- Quy định chung chủ yếu quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích các từ ngữ của Nghị định để thống nhất cách hiểu, áp dụng. Chương này cũng quy định các cơ sở, lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp để các địa phương áp dụng ưu tiên trong quá trình thực hiện.

Chương II- Phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; chương III - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; chương IV- Đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; chương V- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; chương VI- Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; chương VII- Điều khoản thi hành.

Dự thảo Nghị định được nhận định kế thừa những quy định đã khẳng định tính phù hợp tại Nghị định số 68 và Nghị định số 66, chỉ bổ sung, sửa đổi các hạn chế. Nội dung sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khắc phục những hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu và quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, tập trung chủ yếu sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 68 và Nghị định số 66…

Dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, văn bản pháp luật mới ban hành như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Quản lý và sử dụng tài sản công; không điều chỉnh các nguyên tắc quản lý đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ; quy định ở mức đủ mạnh để khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp nhưng không vượt khung so với quy định.

Để xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, trước đó Cục Công Thương địa phương đã tổ chức 2 Hội nghị về cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp tại Hà Nội và Bình Dương nhằm lắng nghe ý kiến đánh giá và góp ý của đại diện các đơn vị liên quan, địa phương.

Tại các hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý trong Dự thảo Nghị định: Công tác quy hoạch cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính. Nội dung liên quan đến thành lập cụm công nghiệp sẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập. Đồng thời hỗ trợ tối đa và cao nhất cho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.

Coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền, chỉ định một đầu mối quản lý chung sẽ điều chỉnh theo hướng Bộ tập trung ban hành hành lang pháp lý chung còn lại tôn trọng quyền tự quyết của địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Các cụm công nghiệp trên cả nước thu hút trên 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 759.600 lao động, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...

Tin cùng chuyên mục

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều 29/2, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã tôn vinh và trao giấy chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2023.
Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Chiều 28/2, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho 42 cá nhân.
Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.
Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Do có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả của đề án khuyến công điểm mang tính hệ thống, là cú huých mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nông thôn.
Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Năm 2024, Cục Công Thương địa phương xác định triển khai sớm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như chất lượng công việc được giao.
Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 3 làng nghề Hà Nội và 11 làng nghề truyền thống Hà Nội.
Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2024, khối Công Thương địa phương tiếp tục chung sức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Trung tâm 1 đã đề xuất 6 giải pháp lớn, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Chương trình khuyến công "tiếp sức" cho doanh nghiệp Đà Nẵng vượt khó năm 2023 và tự tin đầu tư máy móc tiến tiến để bước vào năm 2024 với nhiều kỳ vọng mới.
18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn đủ điều kiện và được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Đà Nẵng năm 2023.
Công nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Khánh Hòa 2023

Công nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Khánh Hòa 2023

35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) thuộc 4 nhóm ngành hàng đã được đánh giá, bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa năm 2023.
Khánh Hòa: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khánh Hòa: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khánh Hòa có 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Đây là lợi thế, cơ hội phát triển sản phẩm , đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Khánh Hòa công nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023

Khánh Hòa công nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023

Tỉnh Khánh Hòa công nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, chọn ra 14 sản phẩm đăng ký tham dự bình chọn cấp khu vực năm 2024.
Bàn giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bàn giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bên lề Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu 2023, Cục Công Thương địa phương tổ chức toạ đàm về phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu.
Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Ngày 15/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia 2023 và khai mạc Hội chợ triển lãm hàng CNNT.
Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công các địa phương

Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công các địa phương

Công tác khuyến công đã huy động được nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực tại các địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động