Thứ sáu 09/05/2025 20:54

Giúp giảm đường trong máu nhờ chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Theo các chuyên gia, lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng nướu và các vấn đề về mắt. Tăng đường huyết cũng có thể làm hỏng mạch máu, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.

Chỉ với1/4 cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường

Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nếu sử dụng những loại thực phẩm sau đây một thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe:

Các loại quả mọng: Những thực phẩm như quả việt quất cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và chứng viêm.

Qua một số nghiên cứu đã cho thấy, dâu tây có tác dụng hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường đối với thận và tổn thương thần kinh; ăn nhiều quả mâm xôi sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin của người béo phì, ăn quả mọng kết hợp với các bữa ăn ít tinh bột cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

Các loại hạt: Bữa ăn nhẹ với hạnh nhân, hạt điều, thậm chí hạt dẻ cười. Một nghiên cứu đã cho kết quả, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nếu ăn hạt dẻ cười sẽ giúp giảm lượng đường máu tốt hơn nhóm bánh mỳ nguyên hạt. Chỉ với1/4 cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường.

Rau lá xanh: Các loại rau có lượng calo thấp và chứa nhiều magie. Điều này rất tốt vì magie làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại rau có màu sẫm như rau cải xoăn cung cấp vitamin A, C, E, canxi và sắt. Rau xanh cũng chứa nhiều kali, rất có lợi vì vitamin K làm thư giãn mạch máu và giảm huyết áp. Chất xơ trong rau cũng có thể cải thiện lượng đường trong máu.

Rau không tinh bột: Nên ăn lượng rau bằng 1/2 khẩu phần ăn của bạn với các loại rau không chứa tinh bột, như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bí và nấm. Tuy nhiên, nếu bạn mua rau đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy mua rau "không thêm muối" hoặc rửa sạch muối trước khi sử dụng.

Các loại ngũ cốc: Yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác chứa nhiều folate, crom, vitamin B và magie. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, ít đường hơn các loại carbohydrate khác, có thể làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe