Giữ lửa nghề truyền thống

Bằng sự sáng tạo, tài hoa bao thế hệ cha truyền con nối ở làng nghề truyền thống của miền Tây Nam bộ đã làm ra nhiều sản phẩm mộc mạc nhưng vẫn có sức hút riêng
Nhiều đặc sản vùng miền hội tụ tại “Điểm giới thiệu nông sản an toàn và làng nghề truyền thống Việt Nam”

Bằng sự sáng tạo, tài hoa, bao thế hệ cha truyền con nối ở các làng nghề truyền thống của miền Tây Nam bộ đã làm ra nhiều sản phẩm mộc mạc nhưng vẫn có sức hút riêng.

Chung thủy với nghề

Là thế hệ thứ 3 theo nghề truyền thống của gia đình, ông Đinh Công Hoàng (sinh năm 1950 - Tổ trưởng làng nghề tàu hủ ky (váng đậu, phù trúc) Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vẫn miệt mài với nghề mà cha ông truyền lại bất chấp dòng chảy hối hả của cơ chế thị trường.

Giữ lửa nghề truyền thống
Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị vào xuân

Theo ông Hoàng, nhắc đến làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa, phải kể đến ông tổ của nghề này là cụ Châu Phoạnh (đã mất vào năm 1975, khi đó cụ 80 tuổi). Cụ Phoạnh được cho là người đầu tiên ở xã Mỹ Hòa tạo ra món tàu hủ ky hấp dẫn này. Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa đã tồn tại trên 100 năm tuổi. Nơi đây có 29 hộ sản xuất được duy trì và phát triển làng nghề cho đến nay và giải quyết được hàng trăm lao động tại chỗ.

“Nghề này không chỉ giải quyết được việc làm tại địa phương, mà còn giúp cuộc sống của nhiều gia đình vươn lên khá giả, nuôi con trưởng thành. Nếu làm việc chăm chỉ thì thu nhập mỗi tháng trên 10 triệu đồng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, phải chịu khó thức đêm, chịu được cái nóng âm ỉ của lò lửa than...”, ông Hoàng nói.

Trong những ngày cận Tết, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao ông Hoàng phải thuê trên 10 nhân công làm việc. Với gần 200 chảo nấu, mỗi ngày cơ sở ông sản xuất từ 250 - 300kg tàu hủ ky. Dù hoạt động hết công suất, cả ngày lẫn đêm nhưng cũng không đáp ứng đủ thị trường Tết.

Cách làng nghề tàu hủ ky gần 70km là làng nghề đan lát Long Giang (xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Làng nghề sản xuất các mặt hàng, như: Rổ, thúng, sề, nia… Giá sản phẩm dao động từ vài chục ngàn đồng đến hàng trăm ngàn đồng. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, thời gian gần đây, làng nghề có nhiều đổi mới, cải tiến mẫu mã, phát triển thêm các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn, phục vụ nhu cầu của khách du lịch hay để trang trí ở các hàng quán, khu du lịch

Giữ lửa nghề truyền thống
Tàu hủ ky

Ông Đinh Hùng Cường - (Tổ trưởng Làng nghề đan lát Long Giang) - cho biết, làng nghề hiện có hơn 80 hộ, với 350 lao động. Trong làng nghề có sự phân chia các công đoạn cho nhiều người cùng làm nên sản phẩm làm ra rất nhanh. Hơn hết, việc phân chia lao động giúp tạo ra sản phẩm đồng đều, dễ tiêu thụ.

“Làng nghề không còn hưng thịnh như trước, tuy nhiên, các hộ trong làng nghề vẫn sống được. Thời điểm cuối năm, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, đồng nghĩa với việc các sản phẩm của làng nghề này cũng được tiêu thụ nhiều hơn. Nhằm đủ hàng cung ứng, nhiều hộ dân đã tất bật từ trước đó nhiều tháng trong việc chuẩn bị nguyên liệu, cơi nới cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động” - ông Cường chia sẻ.

Cũng như các làng nghề trên, những ngày này làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đang tất bật chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Đây là địa điểm được nhiều khách du lịch yêu thích, đặc biệt là những tín đồ đam mê sống ảo vì đó chính là nơi để họ được thỏa thích "diễn", tạo dáng để có những bộ ảnh siêu xinh vào dịp Tết. Theo chính quyền địa phương, hiện trên địa bàn có diện tích trồng hoa hơn 780 ha; trong đó trồng hoa phục vụ Tết 2023 hơn 100 ha, chủ yếu trồng cúc mâm xôi hơn 266.000 giỏ, tăng trên 160.000 giỏ so với Tết năm 2022.

Chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2023, anh Trần Văn Thà, ở xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc trồng hơn 1.500 chậu cúc mâm xôi; đây cũng là năm thứ 10 anh gắn bó với giống hoa này. Anh Thà cho biết, nhờ trồng hoa, nhất là bán hoa vào vụ Tết mà gia đình anh có thu nhập ổn định, nuôi nấng con cái trưởng thành.

Thay đổi để bảo tồn giá trị

Có một thực tế là hiện nay, nhiều nghề, làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện hơn. Trong đó, sự chủ động thích ứng của các làng nghề là yếu tố then chốt nhất.

Giữ lửa nghề truyền thống

Đơn cử với làng nghề đan lát Long Giang, ngoài việc bán hàng theo phương thức truyền thống, những năm qua các hộ dân đã xây dựng được thương hiệu riêng. Từ đó, các sản phẩm của làng nghề ngày càng được thị trường chấp nhận. Thông qua địa chỉ website của làng nghề, nhiều khách hàng chủ động liên hệ đặt hàng nên sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết, không có tình trạng tồn đọng. Không chỉ có tiêu thụ trong nước, sản phẩm của làng nghề còn được xuất khẩu sang Campuchia.

Còn với làng hoa Sa Đéc, ngoài việc cung ứng hoa Tết cho thị trường, hầu hết các hộ trồng hoa đã liên kết với nhau để phát triển nơi đây thành một điểm du lịch nổi tiếng. Nơi này thường xuyên tổ chức các lễ hội về hoa, ở mỗi vườn hoa thường được bố trí những tiểu cảnh để du khách check in, “sống ảo”… Thu nhập từ việc phục vụ khách du lịch cũng mang lại nguồn thu không nhỏ.

UBND TP. Sa Đéc cũng chỉ đạo các ngành chức năng thành phố phối hợp với Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh để thuần dưỡng, bảo dưỡng các giống hoa truyền thống; lai tạo, cấy ghép các giống hoa mới... đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của làng hoa.

Trước xu thế hội nhập, để bảo tồn và phát huy thế mạnh của hàng trăm làng nghề truyền thống trong vùng, nhiều địa phương đang áp dụng mô hình kinh tế tập thể, liên kết, liên doanh, sản xuất gắn với chuỗi giá trị, giúp việc tiêu thụ đạt hiệu quả cao hơn, giá bán ổn định hơn. Cũng nhờ có công nghệ mà vào những ngày cận Tết việc đặt hàng, giao hàng cho khách của người dân ở các làng nghề được thuận lợi hơn. Thông qua các website của địa phương hoặc hội nhóm Zalo, Facebook… người dân dễ dàng tương tác trực tiếp với khách mua ở xa, từ đó chủ động tăng lượng hàng và điều chỉnh mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng.

Gia Hân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3:

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3, năm 2024 với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Chiều 23/11, tại Nhà Triển lãm số 16 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí đã ngập tràn trên khắp phố Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí đa dạng, nhưng không biến động giá.
Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII tiếp tục được tổ chức nhằm lan tỏa giá trị tri thức, văn hoá trong đời sống xã hội, đồng thời nâng tầm cho mỗi cuốn sách.
Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động