Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Đến với Thái Bình, chắc chắn bạn được thưởng thức món giò nây vừa hút mắt, bình dị nhưng ăn sẽ thấy sự chân thành, mộc mạc, thấm đẫm tình cảm người dân quê lúa.
Bánh chưng ơi!

Khác với nhiều đặc sản của những vùng miền khác như nem chua Thanh Hóa, bánh gai Hải Dương, kẹo lạc Nam Định… món giò nây của Thái Bình vẫn là cái tên có phần xa lạ với nhiều thực khách. Lạ là bởi, món giò này không được sản xuất đại trà mà chỉ xuất hiện trên mâm cỗ vào những dịp quan trọng như đám cưới, lễ, Tết.

Giò nây hay còn được gọi với nhiều cái tên khác, giò cuốn hoặc giò mỡ, giò thúc… Với nhiều gia đình ở Thái Bình, món ăn này có lẽ không xa lạ. Nhưng ở thành phố, loại giò này rất vừa miệng, lạ mắt với nhiều người. Nhiều gia đình nơi phố thị hay các vùng thôn quê khác đã quen với các loại giò bì, giò xào, giò nạc, giò bò, chả mỡ, chả quế… nhưng miếng giò nguyên khối thịt thoạt nhìn toàn mỡ cảm giác ngao ngán lại hấp dẫn và “gây thương nhớ” sau khi nếm thử.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Giò nây là món ăn độc lạ, thanh mát, ăn một miếng là nhớ mãi

Cũng giống như các món giò truyền thống khác, giò nây của Thái Bình cũng được chế biến từ thịt lợn nhưng lại được chế biến đặc biệt hơn - một đặc điểm nhận dạng không thể nào nhầm lẫn.

Nguyên liệu của giò nây tuy dễ kiếm nhưng muốn cho ra khoanh giò ngon cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Để làm được giò nây chuẩn, người làm giò phải chọn những tảng thịt ba chỉ được tuyển chọn từ những con lợn sạch, ngon và đảm bảo tươi mới chế biến được món giò nây chất lượng. Thịt mua về đem sơ chế sạch, giữ nguyên miếng rồi tẩm ướp các loại gia vị thông thường như muối, mì chính, hạt tiêu... Sau khi gia vị ngấm đều, miếng thịt sẽ được cuộn lại thật chặt, gói trong lá chuối rồi ép thành khung vuông hoặc tròn tùy theo người làm.

Thường vào dịp Tết, người dân Thái Bình sẽ gói khuôn giò theo hình vuông để khi cắt ra đặt lên bàn thờ gia tiên miếng giò sẽ trông giống chiếc bánh chưng vuông vức như gói trọn tình cảm của thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công đức của các bậc tiên tổ.

Một nguyên liệu làm nên hương vị của loại giò này không thể thiếu đó là lá chuối. Lá chuối được chọn để gói giò thường là lá “bánh tẻ”, sau khi cắt về rửa sạch rồi đem phơi hoặc “hơ” qua lửa cho lá mềm. Sau đó, lá chuối sẽ được sử dụng để bọc phía ngoài, thịt ba chỉ được giữ nguyên lớp bì, mỡ, thịt nạc rồi bọc thật chặt bằng lớp lá chuối. Khi luộc giò, màu xanh và hương thơm đặc trưng của lá sẽ giúp giò nây có màu sắc và hương vị đặc trưng.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Công đoạn quan trọng nhất có lẽ là bước cuộn giò bởi nếu cuộn giò không chặt tay, các thớ thịt dính chặt vào nhau sẽ làm rời rạc các nguyên liệu bên trong khoanh giò. Bởi vậy, đàn ông thường được giao trọng trách cuộn và ép giò thành khuôn.

Bước tiếp theo, mang giò đi luộc từ 3-4 giờ đồng hồ. Ngày nay, người thợ làm giò có thể hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi áp suất cỡ đại để nhanh chóng ra thành phẩm. Sau khi luộc xong trong thời gian vừa đủ, đem giò ra để nguội, đợi ráo nước, chờ nguội rồi sẽ được ép chặt như bánh chưng để ráo nước, giúp phần thịt bên trong càng thêm dính quyện vào nhau. Khi giò nguội đem cất vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản trong vòng 10 ngày.

Một chiếc giò nây đạt yêu cầu có lớp thịt ba chỉ hồng, mềm tan hòa quyện với mùi thơm, cay nồng của hạt tiêu và các gia vị khác đan xen, lan tỏa khiến ăn một lần là nhớ mãi. Miếng giò thơm ngon, ngậy và béo đúng như cái tên của nó. Mới nhìn, nhiều người sẽ có cảm giác béo, ngấy khi nhìn qua lớp mỡ bên ngoài, nhưng khi đã thử, giò nây thực sự thu hút thực khách bởi độ mềm, vị thanh mát như thạch, ăn khá lạ miệng mà không hề bị ngán.

Giò nây ngon nhất là ăn kèm với dưa chua, đặc biệt là dưa hành. Giò thơm mùi lá chuối, thịt, hạt tiêu, chấm cùng nước mắm tỏi ớt và ăn kèm với dưa hành quả thực là món ăn hấp dẫn, khó lòng từ chối.

Giò nây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân Thái Bình. Từ món ăn truyền thống, giò nây đã trở thành món ăn đặc sản không thể bỏ qua trong nhiều cỗ tiệc, giỗ chạp, cưới hỏi của người dân khắp các tỉnh, thành phố.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Dù là người con Thái Bình nhưng Nguyễn Thu Hà (20 tuổi) vẫn luôn háo hức mỗi khi biết mâm cơm gia đình có món khoái khẩu giò nây: “Mình nhớ ngày nhỏ, chỉ đến dịp Tết mới được ăn giò nây nhưng giờ muốn ăn chỉ cần chạy ra tiệm mua là có. Biết mình thích nên lần nào về quê, bố mẹ cũng làm hoặc mua sẵn để khi mình về là có ăn luôn”.

Cô Nguyễn Thị Diệu - chủ cửa hàng kinh doanh giò chả ở Thái Bình - cho biết: “Giá giò nây phụ thuộc vào giá thịt lợn, dao động từ 180.000-200.000 đồng/kg. Nếu thịt lợn đắt, giá có thể lên tới 300.000 đồng/kg. Mỗi ngày cửa hàng của cô bán khoảng 8-10kg nhưng vào những dịp lễ, Tết có thể bán đến 20-30 kg/ngày, có nhiều hôm phải làm xuyên đêm để kịp trả hàng cho khách”.

Lạ miệng, thanh mát và có mùi thơm rất đặc trưng, giò nây không chỉ là món ăn mà còn là thứ đồ ngon gợi nhớ hương vị Tết, khiến những người xa quê luôn lưu luyến và nhớ về.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động