Bánh chưng ơi!

Nếu thời nay bánh chưng tuy vẫn là vật linh thiêng - đồ cúng trong ngày tết nhưng nó cũng là thứ đồ ăn bình thường khắp thành thị, làng quê hễ cần là có ngay.
Tục gói và dâng cúng bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết: Lan tỏa những hành động nhân ái

Tương truyền đời vua Hùng thứ VI có ba kỳ tích.

Một là có vị anh hùng nhi đồng ở làng Phù Đổng giúp vua đánh thắng giặc Ân sau thành vị Thánh bất tử. Hai là, sau khi giặc Ân bị đuổi ra khỏi bờ cõi thì Lang Liêu, vị Hoàng tử thứ 18 được truyền ngôi báu vì làm ra 2 thứ bánh tượng trưng cho trời tròn, đất vuông, hội đủ ý nghĩa về công sinh dưỡng, đùm bọc của đấng sinh thành là bánh chưng và bánh dầy. Ba là, cũng trong đời vị vua may mắn đó, có nàng Mỵ Nương Thiều Hoa với biệt tài nói chuyện với chim và bướm nên nàng Thiều Hoa mới biết bướm nâu đẻ trứng thành sâu, sâu ăn lá dâu nhả ra tơ. Nàng bèn xin bướm tơ đó về dệt thành tấm, nàng gọi tấm đó là lụa, Thiều Hoa còn tôn trọng biết ơn nên gọi bướm là ngài và sâu là tằm. Nghề dệt vải ở xứ ta từ đó mà hình thành.

Bánh chưng ơi!

Hoá ra từ đời vua Hùng thứ VI đó cho đến mọi đời sau, khi khói lửa chiến tranh đã qua rồi, con người đều quay về lo hai nhu cầu lớn nhất của kiếp người là ăn và mặc là vậy.

Việc nàng Mỵ Nương Thiều Hoa phát minh ra nghề dệt xin được nói sau, giờ nói về phát minh mang tính ẩm thực kì vĩ của chàng Lang Liêu. Có nhà lý luận nói rằng, triết lý của dân tộc ta thể hiện ở thực hành. Còn các dân tộc ưa lý thuyết thì họ có những học giả kì tài viết hàng pho sách dầy cộp để xiển dương triết lý của dân tộc họ. Với dân tộc ta cứ nhìn vào cách làm ăn, sinh sống, đối xử của con người với nhau, người sáng dạ sẽ nhận ra những triết lý cực kì sâu sắc.

Chàng Lang Liêu có lẽ là một trong những vị triết gia thực hành đầu tiên của xứ ta. Không phải ngẫu nhiên chỉ là hai thứ bánh chủ yếu dùng để ăn mà ở đó người ta nhìn thấy đất trời bao la, rừng núi, sản vật; nhìn thấy công lao trời biển của cha mẹ. Người con là Lang Liêu giỏi như vậy thì người cha là vua Hùng đời thứ VI cũng thuộc hạng kì tài. Ngài không kì tài thì làm sao đọc thấu được những triết lý sâu sa, thâm hậu được chứa đựng trong hai thứ bánh đơn giản là bánh chưng và bánh giầy.

Chỉ lấy gạo, thịt hàng ngày, lạt tre bình thường, quen thuộc để làm nên, khiến thứ quà bình dị mà nuôi sống con người đó vượt qua mọi thứ vật dâng sơn hào hải vị cùa hàng chục vị hoàng tử khác. Cũng chính vì sự kì tài của cha con vua Hùng nên hai thứ bánh đơn giản nhưng kì diệu mang cả hương hoa, sản vật nước Nam, ý nghĩa triết lý sâu sa của đất trời đó nên mới tồn tại suốt lịch sử phát triển hơn 4.000 năm. Sự tồn tại gần như vĩnh cửu đó bất chấp 1000 năm xứ Việt ta nằm dưới sự cai trị của triều đại Trung Hoa với đủ luật lệ hà khắc, dã man hòng tiêu diệt văn hoá, bản chất Việt, biến dân ta thành những ngộ, những nỉ, những mũ bình thiên và đuôi sam loằng ngoằng.

Về bánh giầy tròn tượng hình cho trời cũng xin dành để dịp khác nói. Còn năm Quý Mão này xin được nói kĩ về bánh chưng vuông vức tượng hình của đất mẹ. Ý nghĩa sâu sắc, triết lý cao siêu của bánh chưng thì đã nói ở trên, nhưng ngay cả khi gói trọn đủ đầy sự cao siêu, sâu sắc thì bánh chưng nói đi nói lại vẫn là một thứ thực phẩm mà theo tục lệ cha ông truyền lại từ hơn 4.000 năm. Thứ bánh cao quý này thường được đẩy lên cao trào vào dịp tết và trở thành vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng giao thừa và trong ba ngày tết.

Vào thời buổi thương mại hiện nay thì không chỉ ngày tết mà ngày thường “ra ngõ ta cũng gặp bánh chưng”. Và không ít vị còn hứng lên muốn đưa bánh chưng thành một dạng kỉ lục. Chẳng thế mà năm Giáp Ngọ (2014) người ta gồng mình lên làm ra chiếc bánh chưng nặng 4,3 tấn có cạnh dài 2,5 mét và chiều dày của bánh tới 60 cm để dâng lên vua Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Chẳng biết trên cao xanh vua Hùng có thấu lòng thành của con cháu không hay ngài bật cười vì sự quá trớn của đám hậu duệ háo danh.

Nếu thời nay bánh chưng tuy vẫn là vật linh thiêng - đồ cúng trong ngày tết nhưng nó cũng là thứ đồ ăn bình thường khắp thành thị, làng quê hễ cần là có ngay. Còn thời bao cấp thì có được tấm bánh chưng để dâng lên tổ tiên, cha mẹ là cả một kì công.

Làng tôi tên nôm là làng Chèm, tên chữ là Thuỵ Phương, một thủa thuộc Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông mà đầu thế kỉ 20, hai cha con ông Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu dân xứ Nghệ thay nhau làm Tổng đốc. Riêng ông Hoàng Trọng Phu tổng đốc con, năm 1939 còn đưa 39 người của Phủ Hoài Đức gồm dân Tứ tổng, Nghi Tàm, làng hoa Ngọc Hà mang cả củ hoa lay ơn, các hạt giống hoa và rau vào trồng ở tại Đà Lạt để Đà Lạt giờ đây thành một thành phố hoa. Chính dân Hà Nội ta đã làm nên Đà Lạt hoa ngày nay. Việc này tôi cũng xin hẹn bạn đọc vào một dịp khác.

Trở lại làng Chèm quê tôi. Khi tiếp quản thủ đô thì lại thuộc Quận 5 ngoại thành Hà Nội, rồi thuộc huyện Từ Liêm, và nay thì là một phường nội thành thuộc quận Bắc Từ Liêm. Niềm tự hào của dân Chèm là quận này lấy hình ảnh bốn cột trụ nghi môn ngoại của đình làng tôi làm biểu tượng cho quận. Dù thuộc đơn vị hành chính nào thì làng tôi vẫn được xếp là một trong những làng cổ của Đại Việt nằm bên bờ sông Cái có tên chữ là Hồng Hà. Cho đến ngay cả bây giờ, tuy ruộng đồng đa phần đã thành phố xá, cửa hàng cửa hiệu lấp loá tủ kính và biển quảng cáo nhưng vẫn còn dăm, sáu hộ và lác đác vài thửa ruộng phần trăm. Bởi lẽ đó nên làng tôi vẫn giữ nguyên chất là làng bán công bán thương.

Thủa bao cấp, khi tết đến, dân trong làng thuần nông thì rập rịch tát ao bắt cá ăn tết. Rồi một nhà thay cho vài nhà làm đơn ra uỷ ban xin đụng lợn. Chờ đến 27, 28 tết, đàn ông mấy nhà đụng lợn trong lúc các bà vợ ra bến phà Chèm xem có bè lá dong nào về để gói bánh. Thời kì đầu dân phi nông nghiệp làng tôi thuộc diện ngoại thành chưa được cấp bìa chất đốt cùng xăm xăm ra bến phà cùng dân nông nghiệp tranh nhau mua lá dong, tranh thủ kiếm ít nín, ít đai trên các bè gỗ, bè giang nứa từ miền ngược mang bưởi, lá dong đậu đầy bến phà kéo ngược đến tận cửa đình, kéo xuôi xuống tận Ngự bến. Bến ấy ngày xưa vua đi tuần thú đã từng dừng thuyền rồng ở đấy nên mới có tên như thế. Lá dong mua được rồi, bà con mang ra bến rửa, đãi đỗ, gạo.

Làng tôi trước ngực làng có dòng sông Cái, bên cạnh là dòng sông Đào (ngày nay gọi là sông Nhuệ). Thập niên đầu của thế kỉ 20, người Pháp cho xây Trung thuỷ nông nối sông Đào với sông Cái để điều hoà mực nước cho hai con sông. Mùa nước cường thì mở cống cho sông Cái đỡ ứ nước, mùa khô cũng mở cống cho nước sông Cái chảy vào sông Nhuệ lấy nước cho dân quanh vùng cấy cầy. Hồi bé tôi còn nghe các cụ ở làng kể người vẽ kiểu cho Trung thuỷ nông Chèm - Dân làng tôi gọi nôm là Cầu Sông - là một bà đầm còn trẻ mà rất xinh, tóc vàng như rơm nếp tháng mười, mỗi bận về trông nom việc xây công trình là y như rằng xuống chợ Chèm ăn ốc vặn luộc.

Vì có sông Đào chảy bên cạnh làng nên vào cuối thập niên 50 của thế kỉ trước - trùng với thời gian xây đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải - làng tôi được nhà nước cho xây trạm bơm lấy nước vào đồng Chèm, Vẽ, Noi, Cáo… Con mương dẫn nước được đào do sức dân của mấy làng, làng Chèm ở khu vực đầu mương đó. Vào vụ lúa, nước bơm mỗi ngày một lần vào lúc xẩm tối. Những lúc đó trẻ con làng tôi là thích nhất, tha hồ bơi lội, úp cá… còn các bà, các chị thì tranh thủ mang quần áo, chiếu chăn ra giặt rũ. Dịp sắp tết thì hai bờ mương xanh biếc lá dong đi rửa, vàng nhạt đỗ, trắng xoá gạo nếp mang ra đãi… Cho đến bây giờ nhắc lại chuyện này, trong trí tưởng tượng của tôi vẫn vang lên tiếng đập chiếu, tiếng hỏi han: “Năm nay nhà bà gói mấy ca gạo?”. “Năm nay thêm thằng cháu con bố cả, nhưng chưa đầy năm nên tôi tính cứ làm độ 25 rộp, ăn thông đến rằm tháng giêng”. Dân phi nông nghiệp ngoài đê thì mang lá dong ra bến sông Hồng. Vừa rửa lá dong, vừa đãi gạo, đãi đỗ các chị, các bà vừa ngâm ngợi Đồi thông hai mộ: “Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ? Anh của em yêu quý nhất đời”.

Nói gì thì nói viêc gói bánh chưng hồi tôi còn bé ở làng dù đã chớm khó khăn những nó vẫn lưu giữ ít nhiều kỉ niệm thoang thoảng chất thơ hoài niệm, còn khi tôi đã có gia đình, đi làm vào những năm của thập niên 80, 90 của thế kỷ trước mới thấy có được bánh chưng vào dịp Tết cho vợ con thật nan giải. Thời gian thập niên 80 chế độ bao cấp đang ở đỉnh cao, giơ đủ nanh vuốt nghiệt ngã của nó.

Từ miếng thịt, cân gạo nếp, tờ lá dong, dầu than đun, hộp mứt, chai rượu cam hay chanh… đều nằm trong tiêu chuẩn hiển hiện trên những ô phiếu. Nếu chỉ tính vào tiêu chuẩn thì việc có được chiếc bánh chưng cúng tổ tiên trong dịp Tết thật kì công. Chẳng thế mà nhiều cơ quan đận ấy phải phát sinh nhiều sáng kiến liên hệ với nhiều cơ sở nông trường, nông nghiệp để cải thiện thêm gạo, thịt cho anh em.

Tiêu chuẩn lá dong, vợ tôi mang phiếu chất đốt ra xếp hàng gần trọn buổi sáng mới mua được. Tiêu chuẩn gạo, thịt cũng vậy. May là nhiều nhà máy, công ty hồi đó quý anh em phóng viên, nên giám đốc các đơn vị đó ưu ái coi nhà báo cũng như anh em công nhân. Có những tết, một buổi sáng tôi đạp xe đến khoảng năm, sáu cơ sở để nhận tiêu chuẩn tết như công nhân nhà máy là xâu thịt có đủ thịt xương, có chỗ có cả lòng, gan. Một đêm bỗng nhiên tỉnh giấc, nhìn đồng hồ đã 3 giờ sáng, vẫn thấy mùi lửa của bếp dầu và mùi mỡ rán. Thấy tôi đi ra, bà vợ giáo viên của tôi vặn vẹo lưng vì quả mói, nhưng mặt thì tươi rói khẽ thì thào với tôi giọng hoan hỉ: “mừng quá bố nó ạ, tất cả chỗ thịt các bác ấy cho hôm nay em rán được ba liễn mỡ”. Nghe vợ nói, tôi chợt nhớ, ca sĩ gạo cội của Đài Tiếng nói Việt Nam lên hát tại công trường xây dựng cầu Thăng Long khi về được giám đốc cầu tặng liễn mỡ.

Cô ca sĩ mừng rỡ, cám ơn mãi. Thế mới biết, thời bao cấp mỡ ăn quý đến thế nào …Đủ lá dong, thịt, gạo, đỗ rồi nhưng tôi lại vụng thối vụng ròi không biết gói bánh chưng. Đã có lần được ông cậu hướng dẫn kĩ càng từ múc gạo, đỗ, đặt thịt, bẻ góc lá ra sao, nhưng khi tôi bắt tay vào gói thì cái bánh của tôi hệt như đùm mắm tôm khiến vợ con cười rũ. Từ đó tôi cạch không gói bánh chưng nữa. Đang bí chợt nhớ gã bạn tôi là nhà báo, nhà thơ Lê Quang Trang cùng khu tập thể, dân Bắc Ninh đồng môn với tôi gói bánh rất thiện nghệ. Tôi tốc sang, đặt vấn đề. Nhà thơ Trần Thị Thắng vợ Lê Quang Trang hỉ hả: “Tưởng gì chứ việc ấy vô tư đi. Anh Trang nhà em có lần còn gói bay hơn nửa tạ gạo mà trăm cái bánh y hệt nhau. Hôm nay chắc bà bên ấy cũng đau dừ lưng vì đi xếp hàng mua tiêu chuẩn tết đúng không. Chị em tôi làm rồi nên gói xong đến lúc nấu bánh hai ông trông đấy. Nấu bánh dưới sân nhà tập thể đấy”. Nhìn gã bạn phóng viên Báo Nhân Dân uốn góc bánh vuông thành sắc cạnh tôi phục lăn. Còn bốn đứa trẻ con nhà tôi nhà Trang, Thắng thì hau háu bên chiếu gói bánh, liên tục nhắc “nhớ để dành các thứ để gói cho bọn con bốn cái bánh chưng con”.

Bây giờ gần 40 năm trôi qua, hai đứa con nhà tôi, hai đứa con nhà Trang Thắng đã thành cán bộ nhà nước, tuổi U50 không biết chúng còn nhớ hình ảnh gói bánh chưng thời đó không nhỉ?

Nguyễn Hiếu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin mới nhất

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động