Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Không tổ chức cấp huyện giúp giảm tầng nấc trung gian Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Ngày 24/01/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 121-KL/TW về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh là sắp xếp lại các đơn vị hành chính, giảm cấp hành chính trung gian, mở rộng không gian phát triển và tăng cường nguồn lực địa phương. Chủ trương này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước mà còn mở ra cơ hội để các địa phương phát huy tối đa tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, đây cũng là một thay đổi lớn, đặt ra không ít thách thức trong tổ chức thực hiện. Giáo sư Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính và lập pháp, đã có những chia sẻ sâu sắc với Báo Công Thương về vấn đề này.

Không chỉ là thay đổi cơ học

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.

Ông phân tích: “Trong lịch sử, Việt Nam đã từng có nhiều lần điều chỉnh đơn vị hành chính như sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, chia tách tỉnh Hà Nam - Nam Định hay sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã. Những thay đổi này, nếu được thực hiện trên cơ sở khoa học, có lộ trình hợp lý, đều mang lại hiệu quả tích cực”.

Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà cho phát triển
Giáo sư Trần Ngọc Đường. Ảnh: Quốc Chuyển

Thuận lợi lớn nhất của việc giảm cấp trung gian, theo Giáo sư Trần Ngọc Đường đó chính là: “Bộ máy tinh gọn hơn, giảm chi phí vận hành, tăng cường khả năng điều hành thống nhất. Khi không còn quá nhiều đơn vị hành chính cồng kềnh, việc quy hoạch phát triển cũng sẽ đồng bộ, hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên, Giáo sư cũng nhấn mạnh đến thách thức của quá trình này. Theo đó, vấn đề lớn nhất là làm sao đảm bảo chính quyền mới vẫn vận hành hiệu quả, không gây xáo trộn về quản lý và đời sống người dân.

"Nếu sáp nhập mà thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, tài chính và cơ chế hoạt động, có thể dẫn đến tình trạng lúng túng trong quản lý, gây khó khăn cho chính quyền địa phương và người dân”, ông nói.

Thay đổi để phát triển

Một trong những băn khoăn lớn nhất được nhiều người dân quan tâm và chia sẻ ý kiến, đó là khi giảm cấp trung gian là nguy cơ gia tăng khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, đây không phải là vấn đề nếu có cơ chế phù hợp.

Vấn đề không nằm ở việc bỏ hay giữ cấp huyện, mà ở cách tổ chức lại bộ máy hành chính. Nếu chúng ta đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã và ứng dụng công nghệ số vào quản lý hành chính, thì lo ngại này hoàn toàn có thể giải quyết được”, Giáo sư Trần Ngọc Đường cho biết.

Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà cho phát triển
Giáo sư Trần Ngọc Đường trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Ông lấy ví dụ từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, nơi chính quyền trung gian được cắt giảm nhưng bù lại, chính quyền cơ sở được tăng quyền, đồng thời ứng dụng công nghệ để đảm bảo mọi giao dịch hành chính đều thuận lợi, minh bạch. Nếu làm tốt điều này, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính không phải là một cuộc cải cách cơ học, mà là một bước đi chiến lược để nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hóa nguồn lực và tạo đà cho phát triển. Để làm được điều đó, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thể chế, tổ chức và con người. Đồng thời, việc lấy ý kiến của người dân và phản hồi từ thực tế là yếu tố then chốt để đảm bảo sự đồng thuận và tính khả thi của chính sách”, Giáo sư Trần Ngọc Đường chia sẻ.

Tinh thần này theo Giáo sư cần được quán triệt trong quá trình cải cách: Không thay đổi vì thay đổi, mà thay đổi để có một hệ thống hành chính mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, phục vụ người dân tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 571/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Thanh Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sắp xếp đơn vị hành chính

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới