Thứ tư 16/04/2025 23:49

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Không tổ chức cấp huyện giúp giảm tầng nấc trung gian

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Tiến sĩ Thang Văn Phúc cho rằng, việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là việc làm cần thiết, giảm tầng nấc trung gian…

Hôm nay, theo thông tin, Bộ Chính trị xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.

Như vậy, chỉ tròn 1 tháng kể từ ngày 14/2 - Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập xã đã được định hình.

Tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin, trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị hôm nay, khi bỏ cấp huyện, 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cơ sở).

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này, Tiến sĩ Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố và điều chỉnh cấp hành chính có thể giúp giảm đầu mối, mở rộng quy mô cấp xã, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị".

Tiến sĩ Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

“Về việc không tổ chức cấp huyện, thiết nghĩ điều này là cần thiết, góp phần giảm bớt tầng nấc trung gian, giúp việc quản lý và triển khai chính sách trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sự phù hợp với đặc thù từng địa phương và tránh gây xáo trộn lớn trong hệ thống quản lý” - Tiến sĩ Thang Văn Phúc nhấn mạnh.

Cùng với đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cũng nhắc lại bài học kinh nghiệm từ quá khứ, trong những năm 1970, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Việt Nam đã tiến hành sáp nhập một số tỉnh và xã nhằm tinh giản bộ máy và tăng cường hiệu quả quản lý.

Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp phải một số thách thức như khó khăn trong quản lý do diện tích và dân số quá lớn, sự khác biệt về văn hóa và phong tục giữa các địa phương sáp nhập. Do đó, khi thực hiện sáp nhập hiện nay, cần rút kinh nghiệm từ quá khứ để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất.

"Tổng kết lại, việc sáp nhập các đơn vị hành chính và điều chỉnh cấp quản lý là một bước đi quan trọng trong việc tinh gọn bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu sâu sắc và lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để đảm bảo sự thành công và phù hợp với thực tiễn” - Tiến sĩ Thang Văn Phúc nhận định.

Trao đổi với Vietnamnet, GS.TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, phương án Chính phủ đưa ra giảm khoảng 50% số tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp xã là hoàn toàn khả thi.

Cùng với đó, thực tế cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là phù hợp với tiến bộ của thế giới. Nhiều nước hiện nay tổ chức mô hình này, Nhật Bản là một điển hình.

Thanh Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Tin cùng chuyên mục

Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Khi Tổng Bí thư nói 'Đất nước là quê hương': Đừng níu kéo cái cũ mà cản bước tương lai

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp