Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà

Sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp giải bài toán an ninh năng lượng và giảm giá điện bán lẻ cho người dân, doanh nghiệp.
Điện mặt trời mái nhà: Hiểu đúng để không làm sai Bộ Công Thương công bố Kết luận kiểm tra việc phát triển điện mặt trời mái nhà Điện mặt trời mái nhà có công suất đến 01 MW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Giá giảm 10 - 15% so với bán điện bán lẻ

Tại Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”, ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lăng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, khi Chính phủ có Quyết định số 11 năm 2017 và Nghị quyết 13 năm 2020, đây là cú hích rất lớn để tạo đà cho việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

"Chính từ những biện pháp mạnh mẽ đó, trong những năm qua, năng lượng mặt trời đã phát triển rất mạnh. Tính lũy kế, đến ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời đạt 19.400 MW. Trong đó, năng lượng mặt trời áp mái cũng đã phát triển rất nhanh, với trên 100.000 công trình trong 2 năm 2019-2020. Riêng trong năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đã đạt 10,6 tỷ KW, trong đó điện mặt trời mái nhà đạt 10,6 tỷ KW. Đây là một tỷ lệ rất cao. Tính chung lại, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời chiếm 25% tổng công suất phát điện của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước được đánh giá đi đầu Đông Nam Á và cao hơn Cộng hòa Liên bang Đức về tỷ trọng lắp đặt", ông Võ Tân Thành thông tin.

Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà
Nhiều nội dung phát triển điện mặt trời mái nhà đã được thảo luận tại toạ đàm

Nói về những lợi ích của điện mặt trời mái nhà, chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến cho rằng, việc phát triển điện mặt trời áp mái đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi giá năng lượng đang tăng rất cao và nguy cơ có thể thiếu điện trong thời gian tới.

Theo ông Tiến, hiện nay vốn đầu tư cho các nhà máy điện than đang hạn chế trong khi nhu cầu cấp điện là rất lớn. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp đầu tư lắp đặt và sử dụng nguồn điện tại chỗ này giúp giải bài toán về cung cầu và giá điện hiện nay. Hiện các doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng điện mặt trời áp mái, bởi ngoài cơ hội chuyển đổi xanh thì phí mua điện mặt trời áp mái rẻ hơn so với giá điện công nghiệp từ 10 – 15%.

“Như chúng ta biết, giá bán lẻ điện hiện nay cao nhất là giá điện thương mại, thấp nhất là giá điện công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng điện công nghiệp lại chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 60%. Do vậy, nếu các khu công nghiệp có nguồn điện mái nhà tại chỗ sẽ giải quyết được một phần nhu cầu đầu tư, từ đó hạn chế tăng giá điện bán lẻ”, ông Phan Công Tiến phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Đào Du Dương - Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, điện mặt trời áp mái phát triển rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Điển hình như việc thẩm định kết cấu mái nhà hiện vẫn thực hiện tự phát, chi phí thẩm định lớn. Phân tích rõ hơn về điều này, ông Dương cho hay, hiện chi phí thẩm định dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Tuy nhiên việc ràng buộc giữa đơn vị thẩm định với nhà đầu tư trong quá trình triển khai lắp đặt vẫn chưa có.

“Đến nay chúng ta đã qua 2 FIT với thời gian gần nhau nên đã phát triển ồ ạt. Trong giai đoạn chạy đua để hưởng giá FIT, người người đi lắp pin, nhà nhà đi lắp pin mà không có một yêu cầu nào về tiêu chuẩn với từng đơn vị, điều này khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng”, ông Đào Du Dương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các hướng dẫn, yêu cầu chi tiết về giấy phép xây dựng vẫn chưa nhất quán. Do đó, nhiều doanh nghiệp lắp đặt xong khi đưa hồ sơ thì các đơn vị cho biết hồ sơ chưa đáp ứng. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng yêu cầu khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tạo cơ chế thông thoáng để phát triển

Để tháo gỡ những “rào cản” trên, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ sản xuất, Chính phủ cần ban hành chính sách một cách nhất quán, sát với thực tế và có tính ổn định, dài lâu.

Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà giúp đảm bảo an ninh năng lượng

Ngoài ra, do đặc thù của hệ thống điện mặt trời quy mô càng nhỏ thì giá thành hệ thống trên kwh càng cao. Vì vậy các hệ thống điện mặt trời tự dùng có nhược điểm là tính khả thi về hiệu quả kinh tế tài chính thấp nếu chỉ sử dụng tự dùng mà không bán phần điện dư lên lưới. Việc phải cắt bỏ một phần sản lượng dư, làm giảm hiệu quả đầu tư gây lãng phí xã hội.

Do vậy, khuyến nghị Nhà nước xem xét yêu cầu EVN mua một phần điện từ hệ thống này với giá mua bằng giá mua các nguồn điện khác để tăng hiệu ích kinh tế từ việc đầu tư các hệ thống điện tự dùng này. Ngoài ra giúp giảm giá thành mua điện, từ đó sẽ giảm giá điện bán lẻ cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, ông Phan Công Tiến – chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết: nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang lựa chọn ưu việt và phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xanh hóa trong sản xuất. Vì vậy mô hình này cần được Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ và tạo cơ chế thông thoáng để phát triển. Bởi lợi ích của nguồn điện này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà giúp các lĩnh vực sản xuất cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sớm hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28

Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28

Việt Nam và Đan Mạch sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác hiện tại trong các lĩnh vực khác nhau hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế.
Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Ngày 22/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với GIZ tổ chức hội thảo "Góc nhìn về ngành công nghiệp PtX và định hướng phát triển hydrogen tại Việt Nam".
Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Chính phủ Đức dự kiến chi 7,5 tỷ euro, tương đương 8 tỷ USD, tiền thuế của dân để giải cứu nhà sản xuất turbine gió đang gặp khó khăn...
Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Để đạt được các mục tiêu khí hậu, chúng ta cần lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm một nửa vào cuối thập kỷ này. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Biến tần hybrid SPH 10000TL-HU có tính năng tối ưu hóa sản lượng phát điện, nâng cao độ an toàn, thích hợp với nhiều hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà.
Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió.
Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Ngày 13/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về "Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023"
Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 3/11/2023 các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 761,7 triệu kWh.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo về nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam.
Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.
Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Với mong muốn giúp hệ thống điện an toàn, hiệu quả, Công ty Growatt đã giới thiệu giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha.
Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Đây là nội dung đáng chú ý được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, tại cuộc tiếp sáng 2/11.
Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Đại biểu Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho khu vực miền Bắc áp dụng Quyết định 13/2020 để thu hút đầu tư tái tạo cho miền Bắc để EVN không phải bù lỗ.
Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Thế giới đang chuyển dịch năng lượng sang hướng xanh - sạch, với tiềm năng lớn ngành công nghiệp hydro xanh được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Chiều 28/10, tại NIC Hòa Lạc, đã diễn ra Diễn đàn cấp cao "Chuyển dịch năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam".
Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Nano-antenna là công nghệ mới với các nền tảng từ thế kỷ trước mở ra hy vọng vào một nền công nghiệp năng lượng vừa rẻ, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Theo EVN, lũy kế đến ngày 27/10/2023, 21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD tính từ thời điểm COD gần 730 triệu kWh.
Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Bộ TN-MT cùng Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực JETP.
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Cơ quan Thị trường Năng lượng của Singapore (EMA) mới đây đã cấp phép có điều kiện để nhập khẩu 1,2 gigawatt (GW) điện từ Việt Nam.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 19/10, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới 709,5 triệu kWh.
Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm
Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Sở Công Thương Cà Mau cho rằng, cần thêm có cơ chế sản xuất điện không nối lưới để kích thích các hình thức đầu tư vào năng lượng tái tạo.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

Tính đến ngày 6/10, có 21 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1.201,42MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động