Bộ Công Thương công bố Kết luận kiểm tra việc phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương vừa ban hành kết luận về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại 10 đơn vị điện lực trên cả nước.
Bộ Công Thương yêu cầu rà soát các dự án điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 185/TTg-CN ngày 9/2/2021 về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 795/QĐ-BCT ngày 5/3/2021 về kiểm tra phát triển điện mặt trời và Văn bản số 1376/BCT-ĐL ngày 15/3/2021 về Kế hoạch kiểm tra phát triển điện mặt trời tại các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh.

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà được Bộ Công thương đánh giá có nhiều bất cập
Việc phát triển điện mặt trời trong thời gian qua còn tồn tại một số bất cập

Ngày 21/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận số 1424/KL-BCT về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển ĐMTMN tại 10 đơn vị điện lực trên cả nước.

Vẫn còn tồn tại, bất cập

Căn cứ trên số liệu tổng hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra tại 6 công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam; 3 công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Đây là những đơn vị điện lực có số lượng và quy mô ĐMTMN đưa vào vận hành trước ngày 1/1/2021 lớn. Kết quả kiểm tra cho thấy nhiều sai phạm ở các công ty điện lực tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai có 2 khách hàng sai phạm về thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định của Bộ Công Thương.

Ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, trái với quy định của Bộ Công Thương. Việc này xảy ra tại hệ thống ĐMTMN Cao Capital, Xuân Phú Đông, Công ty TNHH Quang Trung.

Tại Công ty Điện lực Bình Dương: vi phạm về thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, không đúng với công suất trong đơn đề nghị bán điện, sai lệch với biên bản nghiệm thu.

Việc này xảy ra tại hệ thống ĐMTMN tại Công ty TNHH Thái Cát năng lượng xanh, Công ty TNHH Đầu tư năng lượng Hậu Giang, Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoàng Kim Phát, Công ty CP Mai Sơn Lâm.

Công ty Điện lực Bình Phước: vi phạm về thời gian trả lời, giải quyết chưa đúng quy định đối với 5 khách hàng; thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, không đúng với công suất trong đơn đề nghị bán điện, sai lệch với biên bản nghiệm thu đối với 3 khách hàng.

Tại Công ty Điện lực Ninh Thuận: vi phạm thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối ĐMTMN khi vượt quá thời hạn quy định tại các hệ thống ĐMTMN của Công ty Cổ phần Phát triển Zeus, Công ty TNHH Năng lượng Hoàng Quân, Công ty TNHH Thảo Nguyên Farm, khách hàng có mã PB18020044373.

Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Ninh Thuận cũng ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong đơn đăng ký phát triển, thỏa thuận đấu nối tại hệ thống điện ĐMTMN của Công ty BP Solar, Công ty Bắc Phương, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Gia Nhật Minh.

Theo đoàn kiểm tra, thỏa thuận, chấp thuận đấu nối hệ thống ĐMTMN gây quá tải hệ thống điện là trái quy định của Thủ tướng Chính phủ. Việc này xảy ra tại các trạm biến áp 110/22 kV Ninh Sơn, Tháp Chàm, Ninh Hải, Ninh Thuận 1, Ninh Phước, dẫn đến làm tăng công suất truyền tải lên đường dây 110 kV cấp cho các trạm biến áp này.

Đoàn kiểm tra cũng phát hiện việc thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện không đúng đối tượng là hệ thống ĐMTMN. Cụ thể, 30% tấm quang điện được lắp đặt trên khung giá đỡ nhưng không có mái nhà. Việc này xảy ra tại cụm công trình của các chủ đầu tư là Công ty TNHH Năng lượng Minh Cường, Công ty TNHH Năng lượng Anh Tuấn, Công ty TNHH Điện năng Bình Minh Ninh Thuận, Công ty TNHH Quốc Thắng Ninh Thuận thuộc thôn Bầu Ngứ, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Công ty Điện lực Bình Thuận cũng bị chỉ ra trình tự thực hiện phát triển ĐMTMN trái với quy định tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty CP Đầu tư năng lượng tái tạo Bình An, Công ty Công nghệ xanh Toàn Cầu; Nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong văn bản chấp thuận đấu nối, trái với quy định, xảy ra tại hệ thống ĐMTMN của Công ty TNHH Hàm Tân Solar farm.

Các công ty điện lực miền Trung cùng chung sai phạm. Tại Công ty Điện lực Gia Lai, đoàn kiểm tra chỉ ra thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định. Xảy ra tại các hệ thống ĐMTMN của Công ty PV Venus, Công ty PV ENERGRY, Công ty TNHH MTV Tiến Minh Gia Lai, Công ty TNHH Năng lượng Thăng Bình, Công ty TNHH Đầu tư và thương mại LTH Việt Nam.

Công ty Điện lực Đắk Nông bị phát hiện thời gian giải quyết cho khách hàng trong việc thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định; chấp thuận đấu nối, đưa vào vận hành, ký hợp đồng mua bán điện trong khi đã xác định tình trạng quá tải lưới điện và yêu cầu khách hàng cam kết cắt giảm công suất khi lưới điện quá tải là trái quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương.

Theo đoàn kiểm tra, việc thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu đưa vào vận hành và ký hợp đồng mua bán điện của hệ thống ĐMTMN gây quá tải hệ thống lưới điện là trái quy định của Thủ tướng Chính phủ. Việc này xảy ra tại lộ ĐD481CJU, các trạm biến áp 110 kV Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R'Lấp 2, Krông Nô và dẫn đến tăng công suất truyền tải lên đường dây 110 kV cấp cho các trạm này.

Đoàn kiểm tra cũng chỉ ra việc nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong văn bản chấp thuận đấu nối, trái với quy định tại công ty điện lực này.

Đáng chú ý, Công ty Điện lực Đắk Lắk thực hiện phát triển ĐMTMN không đúng với hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch. Cụ thể, lưới điện chưa quá tải nhưng thông báo trên website là trạm/đường dây không giải tỏa được công suất; thông báo trên website đường dây/trạm biến áp không còn giải tỏa được công suất nhưng sau đó chấp thuận đấu nối nhiều khách hàng vào lưới điện trung áp đã công bố quá tải trước đó. Điều này đã vi phạm quy định của Luật Điện lực năm 2004.

Tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra không phát hiện sai phạm và đề nghị rà soát tất cả việc thỏa thuận đấu nối, ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng, áp dụng giá mua/bán điện các hệ thống ĐMTMN theo đúng quy định pháp luật.

Kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Theo Bộ Công Thương, việc phát triển điện mặt trời trong thời gian qua còn tồn tại một số bất cập như: Các nhà đầu tư phát triển tập trung ở một số địa phương có cường độ bức xạ cao, số giờ nắng trung bình trong năm lớn, trong khi hạ tầng lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu về truyền tải.

Lĩnh vực năng lượng tái tạo là lĩnh vực mới được phát triển trong thời gian gần đây, trong đó có lĩnh vực điện mặt trời và đặc biệt là ĐMTMN. Phần lớn các nhà đầu tư trong lĩnh vực ĐMTMN mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp tư nhân, chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư. Do đó, trong quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư, xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường,… mà chủ yếu tập trung và quan tâm đến việc đấu nối chuyên ngành điện lực, hoàn thành lắp đặt thiết bị điện và xác nhận ngày vận hành để đưa vào phát điện.

Bộ Công Thương nhìn nhận, việc phát triển ĐMTMN trong thời gian vừa qua không đồng đều ở các địa phương, tập trung nhiều ở những vùng phụ tải thấp, dẫn đến không phù hợp nhu cầu sử dụng điện, làm mất cân đối trong quá trình điều độ và vận hành hệ thống điện, ảnh hưởng độ tin cậy cung cấp điện.

Trước những sai phạm liên quan phát triển ĐMTMN, Bộ Công Thương nêu rõ, 10 tỉnh, thành phố được kiểm tra đã chưa quản lý, theo dõi, kiểm tra kịp thời hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương theo thẩm quyền. Một số hệ thống ĐMTMN lắp trên mái của công trình, dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, đưa vào vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 nhưng tại thời điểm kiểm tra chưa có giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định. Nhiều hệ thống ĐMTMN lắp trên mái của trang trại nông nghiệp (chăn nuôi hoặc trồng trọt…), đã đưa vào vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 nhưng hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Đối với EVN, theo kết luận, EVN chưa thực hiện đầy đủ quy định của Bộ Công Thương, dẫn đến các đơn vị điện lực tại các địa phương thực hiện thiếu đồng bộ, thống nhất trong quá trình phát triển ĐMTMN. Mặt khác, EVN ủy quyền cho các đơn vị thực hiện nhưng kiểm tra, theo dõi chưa kịp thời, dẫn đến nhiều đơn vị điện lực chấp thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện của các hệ thống ĐMTMN gây quá tải lưới điện quốc gia.

Trên cơ sở kết luận này, Bộ Công Thương kiến nghị các công ty điện lực được kiểm tra, rà soát toàn bộ quá trình phát triển các dự án/hệ thống ĐMTMN như chấp thuận, thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu, đưa vào phát điện, chốt chỉ số công tơ, ký hợp đồng, mua bán điện theo đúng, đủ quy định của pháp luật.

Đồng thời, phối hợp với EVN, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để xử lý các dự án/hệ thống ĐMTMN.

Kiến nghị EVN chủ trì xử lý các hệ thống ĐMTMN, các tổ chức và cá nhân có liên quan đã vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện phát triển ĐMTMN. Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát toàn bộ quá trình thực hiện phát triển các dự án/hệ thống ĐMTMN tại các công ty điện lực trên toàn quốc theo đúng, đủ quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm, đề nghị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Yêu cầu các đơn vị điện lực rà soát điều kiện kinh doanh của các chủ đầu tư ĐMTMN trong lĩnh vực phát điện theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan thực hiện trách nhiệm tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật có liên quan để hậu kiểm quá trình phát triển ĐMTMN theo đúng thẩm quyền.

Bộ Công Thương cũng giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Cơ quan công an phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Herbitech nghi bị làm giả, thu lợi hơn 230 tỷ đồng.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 3,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị Chi cục Thuế khu vục XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Cơ quan thuế khu vực XIV ra thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của 6 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do nợ thuế.
Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

UBND tỉnh Đồng Nai vừa xử phạt hàng loạt doanh nghiệp, riêng Công ty Tôn Phương Nam và SADAKIM bị buộc di dời nhà máy khỏi khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Công ty TNHH thương mại bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam bị cơ quan thuế khu vục IV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Chi cục Thuế khu vực II cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty CP Công nghiệp cơ khí và Xây dựng Sài Gòn và Công ty TNHH GTG Wellness Healthcare do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Công ty TNHH vật liệu xây dựng Phi Khánh tại Sóc Trăng bị cơ quan thuế khu vực XVIII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Nợ thuế hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành (tỉnh Lai Châu) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.
Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Nợ thuế hơn 22,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Xuân Quỳnh tại Nghệ An bị Chi cục Thuế khu vực X cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công an tỉnh Quảng Bình vừa triệt phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng tổng số tiền giao dịch 300 tỉ đồng, khởi tố, bắt tạm giam 11 đối tượng liên quan.
Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Sông Mã – Sốp Cộp (Chi cục Thuế khu vực IX) công khai danh sách 29 doanh nghiệp nợ thuế huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông

Nợ thuế hơn 1,8 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Long Vũ tại Đắk Nông bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Bộ Công an: Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Bộ Công an: Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung điều tra, xác minh, xử lý toàn diện, triệt để các hành vi có dấu hiệu tội phạm liên quan đến lĩnh vực quảng cáo.
Công an thông tin về 84 nhãn trong vụ sữa giả: Đã xác định 12 nhãn là hàng giả

Công an thông tin về 84 nhãn trong vụ sữa giả: Đã xác định 12 nhãn là hàng giả

Bộ Công an vừa công bố 84 nhãn trong đường dây sữa giả. Trong đó, đã xác định được 12 nhãn hiệu sữa giả, 72 nhãn hiệu đang điều tra xác minh.
Cưỡng chế thuế một công ty thủy điện tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế một công ty thủy điện tại Lai Châu

Nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng, Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng thủy điện (tỉnh Lai Châu) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Cưỡng chế thuế Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long

Cưỡng chế thuế Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long

Nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng, Chi nhánh Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm rửa tiền, đánh bạc liên quan nhà cái

Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm rửa tiền, đánh bạc liên quan nhà cái 'xxx88'

Công an Nghệ An vừa triệt xóa, bắt giữ ổ nhóm 'rửa tiền' và 'đánh bạc' xuyên quốc gia từ nhà cái đánh bạc trực tuyến 'xxx88' với số tiền hàng trăm tỷ đồng/tháng
Phú Thọ: Triệt phá đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia

Phú Thọ: Triệt phá đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia

Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá thành công chuyên án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn, đề nghị truy tố 73 bị can.
Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim

Công ty CP Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim tại Nghệ An bị Đội Thuế thành phố Vinh (Chi cục Thuế khu vực X) cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Ba Nối tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Ba Nối tại Long An

Công ty TNHH Ba Nối tại Long An bị cơ quan thuế khu vực XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Hòa Bình kiểm tra vụ 305 nhãn hiệu sữa giả

Hòa Bình kiểm tra vụ 305 nhãn hiệu sữa giả

Sở Y tế Hòa Bình lập đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan 305 nhãn hiệu sữa giả do bốn công ty đứng tên tự công bố.
Công khai danh sách 133 doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Công khai danh sách 133 doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Đội Thuế thị xã Nghi Sơn (Chi cục Thuế khu vực X) công khai danh sách 133 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Công ty TNHH đầu tư – CN Thành Phát và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Anh Huy Group (tỉnh Đắk Nông) bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản do nợ thuế.
Công khai danh sách 23 doanh nghiệp tại Quảng Trị nợ thuế

Công khai danh sách 23 doanh nghiệp tại Quảng Trị nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Vĩnh Linh – Gio Linh (Chi cục Thuế khu vực XI) công khai danh sách 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nợ thuế.
Mobile VerionPhiên bản di động