Giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nông thôn

Với những đề án được triển khai hiệu quả, công tác khuyến công minh chứng được vai trò là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.
Bình Định: Khuyến công làm cầu nối, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển Điểm mới của Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tháng 12/2023

Từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn - đã trao đổi xung quanh nội dung này.

Thưa ông, Lạng Sơn đã có ưu tiên gì cho triển khai công tác khuyến công để hỗ trợ đối tượng thụ hưởng?

Có thể khẳng định, khuyến công là công cụ hữu hiệu giúp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Kinh phí khuyến công như khoản vốn mồi giúp các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và giảm bớt khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, Lạng Sơn đã tổ chức thực hiện và nghiệm thu 48 đề án khuyến công, trong đó, có 4 đề án khuyến công quốc gia, tổng số tiền trên 38,2 tỷ đồng. Vốn nhà nước hỗ trợ 7,76 tỷ đồng; thu hút từ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên 30 tỷ đồng. Như vậy, 1 đồng tiền vốn nhà nước bỏ ra thu hút được 3,9 đồng vốn đối ứng.

Giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nông thôn
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn

Việc đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất góp phần nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm của các cơ sở CNNT, tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa. Hiện, nhiều hàng hóa đã ổn định về chất lượng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trở thành sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm, ưa thích và lựa chọn. Từ đó, đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất CNNT, đổi mới tư duy của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã...

Lạng Sơn cũng tập trung ưu tiên, chú trọng đến các ngành sản xuất, chế biến có lợi thế của tỉnh, như: Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thân thiện môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được ưu tiên thường sử dụng nhiều lao động địa phương, sản xuất hàng CNNT tiêu biểu, sản xuất hàng xuất khẩu và các mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ cũng được lựa chọn ưu tiên.

Là một tỉnh miền núi, đặc thù của các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng lực tài chính, nhân lực hạn chế… đã tạo rào cản như thế nào tới việc triển khai cũng như hiệu quả đạt được của công tác khuyến công, thưa ông?

Về khách quan, các cơ sở CNNT chưa phát triển, nguồn lực còn yếu, năng lực quản trị, trình độ lao động thấp. Quá trình thực hiện đề án, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau và giữa người sản xuất với người nông dân chưa chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong cung cấp nguyên liệu đầu vào, cũng như thực hiện sản xuất.

Mặc dù ưu tiên cho công tác khuyến công, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp, hàng năm địa phương chỉ bố trí khoảng 2 tỷ đồng. Nguồn kinh phí của trung ương mặc dù được quan tâm nhưng còn tương đối khó khăn.

Theo Luật Ngân sách, hàng năm, mặc dù đã có kế hoạch phân bổ kinh phí từ đầu kỳ, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phải có đề án cụ thể mới giải ngân được. Quá trình từ phân bổ kinh phí đến thực hiện thời gian tương đối xa, dẫn tới nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện các đề án khuyến công; khó khăn trong điều chỉnh.

Mặt khác, việc tiếp cận đất đai để mở rộng nhà xưởng tại Lạng Sơn khó khăn. Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh phát triển cụm công nghiệp nhằm tạo thêm mặt bằng sản xuất nhưng chưa cải thiện nhiều.

Giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nông thôn
Mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sản xuất dầu FO-R từ cao su phế thải do Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Phương Nam làm chủ đầu tư

Nhằm khắc phục khó khăn, ông có đề xuất gì tới Bộ Công Thương, chính quyền địa phương để khuyến công phát huy tốt vai trò vốn mồi, khuyến khích sản xuất CNNT phát triển?

Đề nghị Bộ Công Thương và tỉnh bố trí nguồn kinh phí phù hợp cho công tác khuyến công và đặc biệt quan tâm cho địa bàn có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đề án mang tính trình diễn, chuyển giao công nghệ cao, kể cả đề án đơn lẻ để có chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển giao và thay đổi công nghệ. Bên cạnh đó, mở rộng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi các quy trình lựa chọn phê duyệt tổ chức thực hiện nghiệm thu các đề án đồng bộ, thống nhất và đơn giản để thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu pháp lý và hiệu quả về thời gian.

Địa phương có định hướng gì nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công, thưa ông?

Để mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công, Sở Công Thương đã tích cực tham mưu và tổ chức thực hiện một số nội dung.

Thứ nhất, tăng cường thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, đối tượng, nội dung chính sách khuyến công trên các trang thông tin của sở, tỉnh, phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống ngành Công Thương từ trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công, doanh nghiệp cũng như cán bộ từ tỉnh đến xã. Qua đội ngũ này, lan tỏa công tác khuyến công đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh nắm bắt, triển khai thực hiện.

Thứ ba, thường xuyên khảo sát, nắm bắt tình hình nói chung và sản xuất ở nông thôn, sản phẩm nông nghiệp nói riêng. Từ đó, tham mưu cho tỉnh xây dựng chính sách khuyến công đến đối tượng thụ hưởng...

Xin cảm ơn ông!

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Chương trình khuyến công TP. Đà Nẵng (đợt 1) năm 2023 hỗ trợ 9 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tăng chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Sáng 24/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023.
Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.
IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) Susumu Nibuya cho biết sẽ đảm bảo Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả.
Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Với 200 gian hàng trưng bày, triển lãm Quốc tế Việt Nam Cycle 2023 là sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện với quy mô trên 2.500m2.
Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Việc nỗ lực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
“Xanh hoá” ngành nhựa để tăng lợi thế cạnh tranh

“Xanh hoá” ngành nhựa để tăng lợi thế cạnh tranh

Theo VPA, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa sẽ là 8,4% từ năm 2023 -2028. Nhu cầu tăng cao trong ngành công nghiệp dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành nhựa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động