Thứ ba 13/05/2025 01:27

Giá xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khép lại ngày giao dịch 26/12, giá Arabica hợp đồng tháng 3 tăng 0,8%. Giá cà phê tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tồn kho cà phê ở mức thấp cùng tình trạng nông dân hạn chế bán khiến lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn vẫn tồn tại và hỗ trợ giá tăng.

Giá cà phê Arabica tiếp đà tăng

Trong báo cáo về thị trường cà phê phát hành ngày 21/12, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính tồn kho cà phê thế giới trong niên vụ hiện tại chỉ ở mức 26,5 triệu bao loại 60kg, giảm 16,7% so với báo cáo trước và 4% so với số ước tính cho niên vụ 2022/2023. Đây cũng chính là mức tồn kho thấp nhất từng được ghi nhận trong 12 năm trở lại đây. Cùng với đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US dù hồi phục nhưng tốc độ tăng còn rất chậm và vẫn ở mức thấp 24 năm, với 247.912 bao loại 60kg.

Hơn thế, tỷ giá USD/BRL tụt mạnh 0,92% trong phiên hôm qua làm hạn chế nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi về giá do căng thẳng nguồn cung

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), trong tháng 11/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 200.000 tấn cà phê nhưng Vicofa ước tính một nửa trong số này là để trả nợ cho vụ cũ.

Đánh giá về niên vụ 2023/2024, Vicofa dự báo sản lượng có thể giảm từ 5-10%, tương ứng mức sản lượng chỉ đạt khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 1,4 triệu tấn.

Trong bối cảnh nguồn cung căng thẳng, ngành cà phê Việt Nam cũng đang tập trung nhiều giải pháp cho phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR của EU. Hiện, các nhà rang xay lớn của thế giới như JDE, Nestle, Tchibo… đang phối hợp với các chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp… để xây dựng các chương trình cà phê bền vững cũng như cam kết tăng mạnh sản lượng cà phê có chứng nhận trong các năm tới.

Giới chuyên gia trong ngành cho hay, đối với quy định của Nghị viện châu Âu về chống phá rừng và gây suy thoái rừng (EUDR), Việt Nam là một trong những nước tham gia tích cực nhất trong việc thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên. Ngay từ tháng 4/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp với các địa phương, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ để bàn bạc tìm ra lộ trình để thực hiện theo EUDR.

Theo ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam - MXV, nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, xuất khẩu, mà còn về chất lượng và quy mô của toàn ngành.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt