Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa lên…núi!

Già làng ở Tây Nguyên là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với bà con buôn làng.Sau những chuyến ra Trường Sa, nhiều già làng trở về đã đưa biển lên… núi!
Nữ già làng gương mẫu nơi ngã ba biên cương Già làng Hồ Ai: Giữ gìn văn hóa truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Ngày nay, đất nước ta đã hòa bình, thống nhất nhưng trên biển Đông, ở ngoài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn bị tranh chấp, nhòm ngó và đe dọa. Sau chuyến hải trình dài ngày để đến với Trường Sa thì nhiều già làng ở Tây Nguyên đã trở thành những “bảo tàng sống” để truyền thêm tình yêu biển đảo, quê hương, khơi dậy tinh thần lao động không chịu khuất phục khó khăn cho bà con buôn làng, những người chưa một lần được đặt chân đến vùng biển xa xôi.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Nhiều năm trôi qua, già làng Y Huôn vẫn còn lưu giữ cuốn nhất ký Trường Sa

Già làng Tây Nguyên kể chuyện Trường Sa

Nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các già làng sinh ra, lớn lên ở giữa đại ngàn Tây Nguyên chưa một lần nhìn thấy biển đảo. Thế nên, việc được đặt chân lên quần đảo Trường Sa là điều mà các già làng chưa bao giờ được nghĩ tới.

Thế nhưng, với những đóng góp cho sự đoàn kết dân tộc, phát triển của buôn làng, nhiều già làng đã được Nhà nước cho đi thăm quan Trường Sa. Chuyến đi dài ngày đã để lại cho các già làng rất nhiều cảm xúc. Bởi từ miền đất đỏ Tây Nguyên nay các già làng đã được tận mắt chứng kiến, ngắm nhìn biển đảo của đất nước ta mênh mong, rộng lớn đến nhường nào.

Khi được hỏi về Trường Sa, già Yhơ Êban, người dân tộc Ê Đê, trú tại huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) ngay lập tức bị cuốn vào những hình ảnh của chuyến đi và dòng cảm xúc. Già kể cho chúng tôi nghe tường tận chi tiết về những điều mắt thấy tai nghe ở Trường Sa. Già say sưa tả về chuyến đi đến các đảo, về lãnh thổ của đất nước và cả những điều giản dị, yên bình trên biển đảo Việt Nam. Đó là câu chuyện về lễ chào cờ ở Trường Sa lớn, về lớp học ngoài đảo và cả câu chuyện các chiến sỹ trẻ đang canh giữ biển trời quê hương.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già Y Kroak Ya kể chuyển Trường Sa cho vợ và các cháu nghe

Trong cuốn nhật ký Trường Sa của già thông tin khá đơn giản, chỉ ghi lại những mốc thời gian, địa điểm và sự kiện một cách đại ý. Già nói mình ghi nhanh, những ý chính để còn có thời gian nhìn ngắm những công trình của đảo, ngắm nhìn cuộc sống của các chiến sỹ, người dân trên đảo. Ngoài nhật ký, già Y Kroak Ya còn cẩn thận lưu trữ và tráng rửa tất cả những hình ảnh mà ông chụp bằng điện thoại để khi bà con đến hỏi thăm, già có thể vừa kể vừa cho họ xem những hình ảnh ông chụp được.

Với già Y Kroak Ya, người dân tộc M’Nông, ở huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) quanh năm suốt tháng gắn với cái nắng, cái gió của Tây Nguyên. Chuyến đi Trường Sa mà Nhà nước tổ chức cho các già làng vào năm 2014 là lần đầu tiên già Y Kroak Ya được đến với biển đảo và ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, nước biển xanh thẳm... Khi đặt chân lên biển đảo, già rất thích thú, bồi hồi, xúc động khi gặp gỡ những người chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo của tổ quốc.

Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Về với đất liền, với đại ngàn Tây Nguyên, câu chuyện về Trường Sa được các già làng khắc cốt, ghi tâm và luôn sẵn sàng kể cho mọi người trong buôn làng nghe. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều già làng cho biết, mấy năm nay, từ ngày ở đảo xa trở về họ đã đón tiếp hàng trăm lượt người tìm đến để nghe kể chuyện về biển đảo, Trường Sa… Sau khi nghe một cách tường tận những gì mà già nhìn thấy bà con ai cũng cảm động và khâm phục.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già làng YHơ Êban kể chuyện về Trường Sa, biển đảo cho con cháu, bà con lối xóm

Qua lời kể cảm động, uy tín của già, bà con trong buôn làng đã bày tỏ sự nể phục các chiến sỹ hải quân đang ngày đêm bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không những vậy, các chiến sỹ ở nơi đảo xa đã tiếp thêm động lực cho bà con ở Tây Nguyên có thêm tinh thần, nghị lực thoát nghèo và khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Già Ea Duẩn, ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tâm sự, khi đặt chân đến với Trường Sa tôi được chứng kiến các hoạt động của chiến sỹ nơi đây như: Chăn nuôi, trồng trọt… Công việc này tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng điều mà già cảm nhật rõ nhất là bài học về ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn của người lính nơi đây.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già Chu Văn Chừng với việc phát triển kinh tế

“Mặc dù không có đất rẫy màu mỡ, nước nôi đầy đủ, khí hậu thuận lợi như ở Tây Nguyên nhưng các chú bộ đội ở ngoài biển đảo vẫn đã biết cách chắt chiu từng nắm đất, từng giọt nước để trồng rau xanh, nuôi được nhiều gà, vịt, heo… béo tròn, bảo đảm cuộc sống” – già Ea Duẩn nể phục.

Theo già Ea Duẩn, sau khi từ Trường Sa trở về, thấy nhiều hộ dân trong xã có diện tích vườn, ao cá chưa được đầu tư phát triển hiệu quả thì già liền bàn với cán bộ thôn đến nhà dân. Khi đến tận nhà bà con, già đã kể cho bà con chuyện gian khó ở Trường Sa. Bằng những câu chuyện chân thực, già đã vận động bà con cải tạo đất đai đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế. “Chính những câu chuyện chân thật đó đã giúp nhiều người dân trong buôn làng biết nỗ lực lao động, chinh phục tự nhiên, từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống”– già Ea Duẩn vui mừng cho biết.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Các già làng chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trên boong tàu ra Trường Sa. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tương tự, mang tinh thần của những người chiến sỹ nơi đảo xa về trong gia đình, già Y Huôn, người dân tộc M’nông, ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) khiến nhiều người kính nể với việc chăm chỉ lao động sản xuất, nuôi dạy con cái. Bên cạnh việc lao động, sản xuất, những năm qua, già đã bận rộn hơn khi được mời đi kể chuyện về Trường Sa cho học sinh các trường dân tộc nội trú, các bà con trên bon làng.

Già Y Huôn tâm sự: “Những câu chuyện từ Trường Sa như món ăn tinh thần vô giá cùng quý giá đối với tôi và bon làng. Nhìn những vườn rau, những mô hình chăn nuôi trong điều kiện của biển còn nhiều khó khăn đã khiến cho già học được tính kiên trung, cách vươn lên khó khăn của các chiến sỹ. Hiện nay, con cái của già đã khôn lớn ổn định cuộc sống, có công ăn việc làm ổn định”.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già làng YHơ Êban lưu giữ cẩn thận những tài liệu về biển đảo

Còn già làng YHơ Êban, ở huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Trong cuộc sống thường ngày già luôn dành thời gian để chia sẻ về những gì già đã từng “mắt thấy, tai nghe” qua chuyển hành trình ra quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày một câu chuyện nhỏ, kể từ trong gia đình đến họp khu dân cư, đến các cuộc nói chuyện với các tổ chức đoàn thể.

Rồi cứ thế, những câu chuyện về biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc được kể cho các thành viên trong gia đình, rồi lan truyền sang hàng xóm, bon làng. Già đã đưa nhiều thông tin về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc đến với người dân. Chính những câu chuyện ấy, đã góp phần giúp cho nhiều người dân có được cái nhìn thực sự đầy đủ, qua lời kể chuyện, qua những người đã nhìn của người con bon làng.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Sau hải trình đến với Trường Sa già làng Ea Duẩn tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình

Em Y Quyên, ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Khi được già làng kể chuyện về biển đảo, Trường Sa người dân trong buôn làng ai cũng nghiêm túc lắng nghe. Đó là những câu chuyện ở rất xa nơi em đang sinh sống nhưng lại rất gần gũi với người dân địa phương. Chúng em tuy còn nhỏ nhưng rất cảm phục tinh thần kiên trung, vượt qua thời tiết khắc nghiệt, khó khăn của người lính nơi đảo xa. Mai này, nếu gặp chuyện gì khó khăn em và các bạn nhỏ trong buôn làng cũng sẽ không bỏ cuộc, quyết tâm vượt qua mọi hoàn cảnh”.

Theo ông K’Khét ATô, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh Đắk Nông, việc các già làng được trực tiếp đi thăm quan biển đảo đã nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các già làng sau khi trở về, mỗi người với trách nhiệm của mình đã làm tốt hơn công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về biển, đảo, tạo đồng thuận trong nhân dân theo tinh thần “Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc”.

“Khi già làng đã ủng hộ thì mọi việc đều diễn ra trôi chảy, việc tuyên truyền mọi mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin đối ngoại sẽ dễ dàng đi vào đời sống nhân dân. Thông qua chuyến đi Trường Sa, các già làng đã truyền đạt cho bà con dân làng tình yêu quê hương, biển đảo và đặc biệt là tinh thần lao động, vươn lên trong cuộc sống. Hình thức thông tin trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp bà con ở các buôn làng không ngừng vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc” – ông K’Khet ATô, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh Đắk Nông khẳng định.

Chí Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị quảng bá du lịch Việt Nam qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội tại Trung Quốc.
Triển lãm ảnh

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Ngày 1/4, TP. Cần Thơ đã khai mạc trưng bày chuyên đề và triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ chặng đường 50 năm' tại bảo tàng thành phố.
Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Tối 31/3, Lễ hội Phủ Dầy - một trong 5 lễ hội truyền thống lớn của cả nước đã chính thức khai mạc
Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Ngày 31/3, câu chuyện "Văn hóa Hùng Vương" qua hơn 300 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ thu hút đông đảo người dân và du khách.
Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã cho công chiếu thử bộ phim tài liệu ‘Thời đại Hùng Vương’ thu hút nhiều khán giả tới thưởng thức.

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Tối 29/3, tỉnh Phú Thọ đã khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 trong âm vang sôi động và tự hào.
Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có cống hiến lớn về cả sáng tác và nghiên cứu, để lại gia tài âm nhạc đồ sộ cho công chúng và nghệ thuật nước nhà.
Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Đông đảo du khách thập phương đã về hành hương trong ngày đầu tiên của Lễ hội Đền Hùng 2025 và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam.
600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

600 món ngon - những tinh hoa ẩm thực Việt mang đậm bản sắc 3 miền được giới thiệu với công chúng qua Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon tại TP. Hồ Chí Minh.
Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Để sản phẩm văn hóa Việt vươn tầm quốc tế, theo các chuyên gia, cần xây dựng một hệ sinh thái đặc biệt cho ‘sếu đầu đàn’.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đạo diễn chương trình

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đạo diễn chương trình 'Nam Tây Nguyên vui ngày giải phóng'

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn làm tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật 'Nam Tây Nguyên vui ngày giải phóng', nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Lâm Đồng.
Thủ tướng Singapore ‘bắt trend’ làm video tiktok về chuyến thăm Việt Nam

Thủ tướng Singapore ‘bắt trend’ làm video tiktok về chuyến thăm Việt Nam

Chưa đầy 24h thăm chính thức Việt Nam, tài khoản tiktok mang tên Thủ tướng Singapore “Lawrence Wong” đăng tải 2 video quảng bá về hình ảnh, đất nước Việt Nam.
Bàn giao Báo điện tử Tổ Quốc sáp nhập vào Báo Văn Hóa

Bàn giao Báo điện tử Tổ Quốc sáp nhập vào Báo Văn Hóa

Báo điện tử Tổ Quốc đã tiến hành bàn giao nhiệm vụ, nhân sự và các nội dung liên quan cho Báo Văn Hóa quản lý theo quy định của pháp luật.
MC Khánh Vy: Đoàn viên - dấu ấn của sự nhiệt huyết, tiên phong

MC Khánh Vy: Đoàn viên - dấu ấn của sự nhiệt huyết, tiên phong

Theo MC Khánh Vy, với người trẻ, cần phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ".
Triển lãm nghệ thuật đặc sắc

Triển lãm nghệ thuật đặc sắc ''Đà Nẵng gấm hoa''

Triển lãm mỹ thuật ''Đà Nẵng gấm hoa'' mang đến không gian nghệ thuật đặc sắc, tôn vinh vẻ đẹp thành phố qua chiều sâu văn hóa, lịch sử và khát vọng phát triển.
Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố quyết định bổ nhiệm NSND Trần Ly Ly giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam.
Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Diện mạo Đền Hùng đã có nhiều thay đổi với hàng loạt hạng mục được tu bổ, làm mới, sẵn sàng đón khách thập phương về dự lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025.
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Ngãi ôn lại lịch sử hào hùng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Sáng 23/3, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ nhằm tôn vinh vị tướng tài Hoàng Công Chất cùng nhiều hoạt động đặc sắc.
Hòa nhạc

Hòa nhạc ''Đà Nẵng - Khúc khải hoàn tháng 3''

Hòa nhạc ''Đà Nẵng – Khúc khải hoàn tháng 3'' mang đến không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tôn vinh lịch sử và khát vọng phát triển của thành phố Đà Nẵng.
Khai mạc Triển lãm

Khai mạc Triển lãm ''Đà Nẵng - Xưa và Nay''

Triển lãm “Đà Nẵng - Xưa và Nay”, tái hiện chặng đường hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng - thành phố bên sông Hàn.
Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến 2/5 với loạt hoạt động hấp dẫn.
Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa vừa long trọng tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 để tưởng nhớ và tri ân nữ anh hùng kiệt xuất Triệu Thị Trinh.
Lộ diện top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024

Lộ diện top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024

Top 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được công bố sáng nay (20/3). Mỗi thí sinh mang cá tính, nét đẹp riêng sẽ bước vào chung khảo toàn quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động