Già làng Hồ Ai: Giữ gìn văn hóa truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Bru - Vân Kiều sinh sống lâu đời. Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, người Bru - Vân Kiều vẫn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa cộng đồng về phong tục, lễ hội, trang phục, âm nhạc, con người…

Trong lớp người già của người Bru - Vân Kiều hiện nay ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, già làng Hồ Ai là người còn lưu giữ nhiều nhất những loại hình văn hóa truyền thống độc đáo và đặc sắc của người Bru - Vân Kiều nên được nhiều người dân nơi đây kính trọng gọi là “Người giữ gìn văn hóa truyền thống của người Bru - Vân Kiều”. Tuy đã cao tuổi nhưng mỗi khi rảnh rỗi, già Hồ Ai với chiếc sáo Khơ-lui quen thuộc vừa thổi sáo vừa hát Si-nớt (“sữ thi” của người Bru - Vân Kiều). Trong giọng hát của già có chất giọng của núi rừng hoang dã với cuộc sống phóng khoáng; có âm thanh trong trẻo như dòng chảy của thượng nguồn dòng Đại Giang hiền hòa… Có cảm tưởng như tất cả những gì của đại ngàn Trường Sơn đều hòa quyện trong giọng hát của già Hồ Ai.

4939-tr-22-23
Già làng Hồ Ai với râu, tóc bạc phơ

Mỗi khi bản có những dịp lễ quan trọng trong năm như: Lễ Lấp lỗ hạt giống được tổ chức trước khi gieo hạt, lễ Mừng lúa mới được tổ chức khi thóc lúa được gặt về hay Đám chay khi trong bản có người mất... già Hồ Ai được mọi người tín nhiệm bầu làm chủ lễ, đứng ra triệu tập người dân trong bản cùng đóng góp và tham gia vào buổi lễ.

Trong lớp người già của người Bru - Vân Kiều hiện nay ở xã Trường Sơn, già làng Hồ Ai là người biết chế tác và sử dụng các nhạc cụ như: Chiêng, sáo Khơ-lui, sáo Sui, sáo Pi, Ta-riêng, đàn Pơ-lựa, đàn Tính-tùng; hát Si-nớt, hát Tà-oải và nắm giữ nhiều nghi thức, nghi lễ trong các lễ hội cúng tế truyền thống của người Bru - Vân Kiều.

4938-tr-22-231
Già làng Hồ Ai luôn luôn được đồng bào tin tưởng, bầu làm chủ lễ phục dựng lễ Lấp lỗ hạt giống của người Bru - Vân Kiều

Bà con người Bru - Vân Kiều cho rằng, tiếng sáo linh thiêng của người Bru – Vân Kiều khi thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần nên họ luôn dành những lời kính trọng khi nói về già làng Hồ Ai: Họ đều coi già Hồ Ai như linh hồn của người Bru - Vân Kiều, người gìn giữ được truyền thống và văn hóa của người Bru - Vân Kiều cho đến tận ngày hôm nay. Già làng Hồ Ai cùng với các nghệ nhân cao tuổi khác là những hạt giống quý báu nắm giữ các tinh hoa văn hóa phi vật thể của người Bru - Vân Kiều ở xã Trường Sơn. Nhiều năm qua, tuy cao tuổi nhưng già Hồ Ai rất cố gắng khôi phục và lưu truyền bản sắc văn hoá truyền thống của người Bru - Vân Kiều. Tiếng sáo và tiếng hát của già đã được đi biểu diễn ở nhiều nơi và tham dự nhiều liên hoan khác nhau. Đặc biệt, già làng Hồ Ai được vinh dự mời tham gia lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống của người Bru - Vân Kiều cho các thế hệ trẻ tại hai bản Khe Cát, Cổ Tràng và các em học sinh người Bru - Vân Kiều tại trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trường Sơn của xã Trường Sơn với mục tiêu phục hồi các giá trị nghệ thuật truyền thống.

Già làng Hồ Ai tâm sự: “Chúng tôi phải khơi dậy cho lớp trẻ trong thôn, bản niềm tự hào về văn hóa truyền thống bao đời mà tổ tiên dân tộc Bru - Vân Kiều đã lưu giữ, phát triển. Sắp tới, tôi sẽ chia sẻ cho bà con trong thôn cách chế tác đàn, đẽo tượng gỗ, đan gùi… để bán cho khách du lịch, tạo thêm thu nhập và để lớp trẻ có niềm đam mê học hỏi, lưu giữ tốt bản sắc văn hóa truyền thống người Bru - Vân Kiều trên dãy Trường Sơn…”.

Tiên Sa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin mới nhất

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Tin cùng chuyên mục

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Giữa núi rừng Tây Bắc, những người phụ nữ dân tộc Thái tại Mường Ảng đang viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng với thương hiệu “Cà phê Chị Em”.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Tràng Lương, TP. Đông Triều, Quảng Ninh có 13 dân tộc cùng chung sống, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sản xuất giúp đời sống người dân được cải thiện.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Tỉnh Quảng Nam được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu quan trọng của khu vực và cả nước, trong đó, Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Là nông sản nổi tiếng của huyện miền núi Hướng Hóa, cà phê Khe Sanh đang được tỉnh Quảng Trị vận dụng mọi nguồn lực để lan tỏa thương hiệu cho sản phẩm này.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Mobile VerionPhiên bản di động