Giá hồ tiêu tăng nhưng cần “cẩn trọng”

Giá hồ tiêu được dự đoán sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới sau khi chạm đáy vào tháng 4/2020 với mức giá 34.000 đồng/kg. Tuy nhiên, để ngành hàng này tránh tình trạng tăng trưởng nóng, việc thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về diện tích sản xuất của Việt Nam và thế giới cũng như các khâu chế biến lưu thông tiêu thụ để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp là hết sức cần thiết.
Xuất khẩu hạt tiêu dự báo khởi sắc những tháng cuối năm 2021 Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam

Sau khi bắt đáy giá hồ tiêu sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới?

Hiện, giá hồ tiêu đang duy trì đà tăng tại nhiều địa phương trọng điểm trong cả nước và được thu mua trong khoảng 71.000 - 74.500 đồng/kg. Cùng tăng 500 đồng/kg, giá hồ tiêu ngày 18/6 tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận khoảng giá từ 72.000 - 74.500 đồng/kg. So với ngày 17/6, giá hồ tiêu tại tỉnh Đồng Nai điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, hiện đạt mức 71.000 đồng/kg.

2935-hy-tieu
Xuất khẩu hồ tiêu vẫn chịu áp lực kép

Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) - cho hay, nhìn lại lịch sử thị trường hồ tiêu đã trải qua nhiều chu kỳ lên xuống giá. Trong đó, chu kỳ gần nhất từ năm 2001 - 2006 là chu kỳ giá xuống chạm đáy vào năm 2006. Từ đó, giá bắt đầu đi lên cho đến năm 2015, giá đạt đỉnh trên 200.000 đồng/kg. Từ năm 2016, giá bắt đầu đi xuống cho đến năm 2020, lại giá chạm đáy.

Cụ thể, đỉnh điểm của năm 2015 là 220.000 đồng/kg, thì từ năm từ 2016 - 2020 mỗi năm giá xuống vài chục ngàn đồng/kg, cho đến đầu tháng 4/2020 thì giá chạm đáy 34.000 đồng/kg. Từ đó, dần dần giá bắt đầu lên. Đến thời điểm này, giá hồ tiêu đang ở mức trên 70.000 đồng/kg. Ông Hồ Phước Bính nhận định, năm 2020 - 2021 là năm giá chạm đáy và bắt đầu một chu kỳ lên giá mới. Và sau 8 - 10 năm tới thì giá sẽ đạt đỉnh như chu kỳ trước.

Cơ sở để xác định thời điểm bắt đầu chu kỳ lên giá mới được ông Hồ Phước Bính đưa ra là do mấy năm vừa qua giá hồ tiêu rất thấp, càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ vì vậy các chủ vườn tiêu đã bỏ bê không chăm sóc không đầu tư, rất nhiều vườn tiêu bỏ hẳn, vì vậy, diện tích giảm rất nhiều.

Qua khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, ước tính năm 2017 là năm có diện tích cao nhất với 153.000ha, đến năm 2021 ước tính diện tích có thu hoạch chỉ còn chưa tới một nửa so với diện tích năm 2017. Cộng với thời tiết mùa mưa năm 2020, đầu năm bị hạn hán nghiêm trọng cho nên tiêu ra gié và kết trái được rất ít nên năng suất giảm rất nhiều.

“Với 2 yếu tố đó thì sản lượng của vụ thu hoạch năm 2020 - 2021 giảm rất nhiều so với năm trước. Chúng tôi ước tính sẽ phải giảm trên 30%. Nếu lấy số liệu sản lượng thu hoạch của năm 2019 - 2020 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là 240.000 tấn thì sản lượng năm nay chỉ còn trên dưới 150.000 tấn”, ông Hồ Phước Bính nói.

Vẫn còn những khó khăn trong ngắn hạn

Mặc dù giá cả hồ tiêu đã có tăng lên, người trồng tiêu đang có thu hoạch không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn. Theo ông Hồ Phước Bính, dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ít nhiều làm ảnh hưởng và giảm tiêu thụ hồ tiêu, đứt gãy lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam và các nước, làm cho giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, EU, Mỹ… tăng lên quá cao, gấp 6-10 lần so với trước đây.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp ký bán trước giá thấp từ 40.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg nay phải mua với giá trên 70.000 đồng/kg để giao hàng theo hợp đồng nên bị lỗ nặng. Các doanh nghiệp không bị lỗ thì đã tranh thủ mua hàng đầy kho khi giá còn thấp. Vì vậy, hiện nay dòng tiền đang bị ngưng trệ nghiêm trọng dẫn đến thời gian vừa qua giá bị giảm nhiều, kết hợp với một số đại lý chốt lời, vay tiền nóng, nên phải bán gấp, nông dân kết thúc vụ cũng cần bán một số để chi tiêu cần thiết nên giá sẽ còn thấp trong một thời gian ngắn nữa.

Do mấy năm vừa qua sản lượng hồ tiêu nguồn cung dồi dào, giá thấp nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua trữ và khả năng một thời gian ngắn nữa mới tiêu thụ hết số hàng trữ này. Do đó, ông Hồ Phước Bính khẳng định, trong vài ba tháng tới cho đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá cả sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg.

Hiện nay có 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm với diện tích chiếm 90% đang xôn xao việc tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu.

Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cần có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về diện tích sản xuất của Việt Nam và thế giới cũng như các khâu chế biến lưu thông tiêu thụ, đề từ đó có các thông tin chính thống giúp cho các thành phần trong ngành hàng biết được để có chiến lược phát triển phù hợp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các giải pháp đầy đủ và kịp thời để đưa các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển các ngành hàng nông sản nói chung, ngành hàng hồ tiêu nói riêng, có thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới như các Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;...

Ngoài ra, cần có các chính sách kế hoạch cụ thể và tốt hơn nữa để hỗ trợ cho việc hình thành các hợp tác xã kiểu mới theo luật hợp tác xã năm 2012 và kết nối với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị. Có làm được việc này thì ngành nông sản mới sản xuất chế biến xuất khẩu được tốt và bền vững.

Riêng đối với việc sản xuất hồ tiêu của từng hộ gia đình thì cần có đủ 2 điều kiện cơ bản gồm: Kiến thức về trồng hồ tiêu và nắm bắt thị trường kịp thời của ngành hàng hồ tiêu và khả năng đầu tư, chăm sóc hồ tiêu để trồng mới vườn tiêu cũng như tiếp tục chăm sóc vườn tiêu hiện có.

Ông Hồ Phước Bính cũng khuyến nghị các chủ vườn không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết; chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hồ tiêu; chọn giống tốt; trồng xen canh hơn là trồng thuần; nên trồng tiêu trên cây trụ sống; đắp mô ở gốc không nên tạo bồn; nên để cỏ trong vườn tiêu, không nên làm sạch cỏ; sử dụng công nghệ tưới phun mưa tại gốc hoặc tưới nhỏ giọt; chăm bón vườn tiêu theo hướng hữu cơ sinh học để vườn tiêu phát triển bền vững và ít bị sâu bệnh hại.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kết thúc năm 2017, toàn quốc có diện tích hồ tiêu khoảng 153.000 ha, từ năm 2017 đến năm 2020, số diện tích trồng mới không đáng kể vì giá xuống rất thấp, người trồng tiêu bị lỗ nặng.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu tiêu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động