Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới do đâu?
Xuất nhập khẩu Thứ sáu, 29/07/2022 - 16:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Giá lúa gạo hôm nay 19/7: Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 489,46 USD/tấn Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục giữ giá cao trong tháng 6 Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững |
Giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định
Trong khi giá gạo Thái Lan liên tục hạ nhiệt thì gạo cùng loại của Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần này, giá gạo của Thái Lan đã tụt xuống khỏi ngưỡng 400 USD/tấn đối với cả 3 loại gạo 5%, 25% và 100% tấm. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam ổn định và đang ở mức cao nhất trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay.
Cụ thể, ngày 28/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch ở mức 413 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 15 USD/tấn, hơn gạo Ấn Độ 70 USD/tấn, hơn gạo Pakistan 45 USD/tấn. Còn với gạo 25% tấm, gạo của Việt Nam ở mức 393 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Thái Lan 4 USD/tấn, hơn gạo cùng loại Ấn Độ 65 USD/tấn và hơn gạo Pakistan 43 USD/tấn.
Với gạo 100% tấm, gạo của Việt Nam ở mức 383 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan lần lượt 11 USD/tấn, 55 USD/tấn và 35 USD/tấn.
Ông Phan Văn Có – Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho rằng, do ảnh hưởng xung đột giữa Nga - Ukraine nên thị trường lương thực thế giới đang biến động mạnh. Nguồn cung lương thực khan hiếm, tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Đăng Nghĩa, những năm gần đây, Việt Nam đã đổi mới cơ cấu giống lúa và tăng gạo dẻo, gạo thơm, gạo đặc sản như dòng lúa OM490, OM 6979, hạn chế sản xuất gạo tấm. Các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác ngày càng nhiều đã giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường “khó tính”. Điều này lý giải vì sao giá gạo Việt Nam cao hơn một số nước xuất khẩu truyền thống, nhưng người tiêu dùng thế giới vẫn chọn ký hợp đồng nhập khẩu gạo Việt.
![]() |
Xuất khẩu gạo đang có nhiều tín hiệu tốt từ thị trường |
Vài năm trở lại đây, dòng gạo thơm, gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25, Jasmine… đã đi được vào một số thị trường lớn như EU, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan… Nhờ vậy, gạo Việt Nam có sức hút trên thị trường và có được giá tốt.
Giá gạo sẽ tiếp tục tăng tại các thị trường khó tính
Đánh giá về thị trường nửa cuối năm, ông Phan Văn Có cho biết, thị trường xuất khẩu gạo 6 tháng tới là vẫn sẽ giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, những thị trường không sử dụng đồng USD có thể sẽ giảm nhập khẩu. Nguyên nhân là do hiện nay đồng USD có giá cao khiến khách mua hàng phải trả mức giá cao hơn. “Khách hàng nhập hàng về với mức giá cao, trong khi giá bán ra không tăng thì họ sẽ không có lời. Điều này khiến khách hàng sẽ giảm nhập khẩu”, ông Phan Văn Có bày tỏ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời dự báo, tình hình 6 tháng cuối năm vẫn ổn định nhờ nhu cầu có thề từ các quốc gia nhập nhiều gạo như Philipines, Trung Quốc và mới đây là EU.
Nói rõ hơn về điều này, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, hiện Philipines đang thay đổi chính phủ nhưng lượng tồn kho ở quốc giá này còn thấp. Bên cạnh đó, gạo Việt Nam phù hợp với người dân Philipines. Ngoài ra, việc vận chuyển từ Việt Nam sang Philipines cũng nhanh và khá tiện lợi.
Với thị trường Trung Quốc, do đang bị ảnh hưởng của lũ lụt nên nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn ở mức cao, tuy nhiên có thể mức nhập khẩu của quốc gia này sẽ ít hơn Philippines.
Trong khi đó, với thị trường EU, hiện nay chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm cho lúa mỳ bị thiếu hụt, giá lương thực tại Châu Âu ở mức cao khiến khách hàng chuyển dịch sang mua gạo từ châu Á để bù đắp sản lượng thiếu hụt. “Về giá, xu hướng 6 tháng cuối năm giá của các thị trường thông dụng như Philipines, Trung Quốc thì sẽ không tăng nhưng giá đi các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, các quốc gia Nam Mỹ sẽ tăng đột biến”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

EU ra quy định mới về dệt may, da giày: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì?

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2022 dự báo đạt trên 200 triệu USD

Xuất khẩu hạt điều: Nâng chất lượng và chú trọng vào thị trường trọng điểm

Doanh nghiệp xuất khẩu “ăn đong” đơn hàng cuối năm

Mở đường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước EU
Tin cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt ra thế giới từ thị trường Bắc Âu

Thêm nhiều tuyến vận tải mở rộng kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam và Trung Quốc

Xuất khẩu cà phê có về đích 4 tỷ USD trong năm 2022?

Việt Nam thuộc nhóm đầu các thị trường mới nổi về Chỉ số năng lực quốc gia về dịch vụ logistics

Tháng 7, cả nước xuất siêu 74 triệu USD

Dự báo, xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2022

Châu Á chiếm 98,6% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam

7 tháng đầu năm, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 261.062 tỷ đồng

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sản phẩm từ tre khoảng 300 – 400 triệu USD

Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô: Trông chờ doanh nghiệp “chuyển mình”

Nửa đầu năm 2022, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu gạo từ thị trường Việt Nam

Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt 200 tỷ USD

Tháng 7/2022, xuất khẩu thuỷ sản giảm 4% so với tháng 6

Thủy sản được gỡ vướng khâu kiểm dịch nhập khẩu

Cách nào gia tăng xuất khẩu chè sang thị trường Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á?

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD

Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc từ 27/7

Quy định mới về nhập khẩu xe biếu, tặng không nhằm mục đích thương mại
