Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu

Gạo tẻ râu là sản phẩm đặc sản của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.Đây là giống lúa thuần cho chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo nên được khách hàng ưa chuộng.
“Cơ hội vàng” cho nông sản Lai Châu vươn xa Sơn La: Xây dựng sản phẩm OCOP miền núi từ hoa đu đủ

Phát triển thương hiệu từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Gạo tẻ râu hay còn gọi là gạo dâu được đồng bào các dân tộc huyện Phong Thổ trồng từ rất lâu. Không giống những loại gạo khác, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín hạt cơm dài, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp. Có lẽ do chất đất, khí trời, độ cao, gió núi đã góp phần làm nên vị ngon ngọt, mùi thơm của hạt gạo. Từ đó, vị đậm đà của loại gạo tẻ râu không lẫn với bất kỳ loại gạo nào khiến người thưởng thức một lần nhớ mãi.

Nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân, những năm qua huyện Phong Thổ đã có nhiều giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tẻ râu. Từ đó, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển và trở thành sản phẩm đặc sản của huyện, được khách hàng gần xa ưa chuộng. Đặc biệt, sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020, sản phẩm đã được đưa vào một số siêu thị trên toàn quốc…

Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu
Thu hoạch gạo tẻ râu

Năm 2018, được sự hỗ của của Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy, thông qua Văn phòng Plan Na Uy tài trợ, nhóm thanh niên 2 bản Nà Giang và Thèn Thầu, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ thành lập Nhóm Thanh niên phát triển kinh tế. Sau khi tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng, Nhóm Thanh niên đã khai thác tiềm năng, thế mạnh và điều kiện sẵn có ở địa phương để phát triển thương hiệu "gạo tẻ râu Phong Thổ" hay còn gọi Khẩu Chắp Hang.

Sau hơn 3 năm trồng, gạo tẻ râu có giá trị gấp đôi so với các loại gạo thông thường và được bà con huyện Phong Thổ tham gia hưởng ứng, mở rộng diện tích trồng. Với sự liên kết của Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc, sản phẩm gạo tẻ râu Phong Thổ được tỉnh Lai Châu công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020.

Từ năm 2020 đến nay, toàn bộ sản phẩm gạo tẻ râu đều được Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc bao tiêu đầu ra ổn định bán với giá 13.000 đồng/kg thóc khô. Riêng năm 2021, công ty đã thu mua gần 200 tấn lúa tẻ râu, tăng gấp 7 lần so với năm 2020. Sản phẩm đã bán tại một số thị trường lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Mở rộng kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm

Đặc biệt, trong năm nay, huyện Phong Thổ đẩy mạnh phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc đưa sản phẩm gạo tẻ râu lên sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Qua đó, mở rộng kênh tiêu thụ, từng bước khẳng định vị thế gạo tẻ râu trên thị trường.

Thời gian qua, nhằm hỗ trợ bà con nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc đã đầu tư 500 triệu đồng mua 2 giàn máy sấy, các máy đóng bao bì, máy xát, máy tách màu. Thời gian tới, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm 15 chiếc máy cấy, máy gặt với tổng trị giá 210 triệu đồng cho các nhóm hộ dân trồng lúa tẻ râu. Bà con chỉ cần sản xuất theo đúng quy trình, cam kết bán sản phẩm cho công ty là có thể nhận máy.

Tuy nhiên, vấn đề công ty trăn trở hiện nay là bà con một số xã cấy, gặt lúa không đồng loạt gây khó khăn trong việc thu mua, vận chuyển. Thậm chí, một số hộ đồng bào vẫn canh tác theo phương thức truyền thống (gieo mạ trên nương, cấy mạ già, việc chăm bón chưa đảm bảo quy trình, tỷ lệ bón phân chưa cân đối…) ảnh hưởng đến sức đề kháng sâu bệnh, khả năng phát triển của cây lúa.

Vì vậy, công ty mong muốn, chính quyền các xã quan tâm nhiều hơn nữa, đồng hành cùng công ty trong quá trình hoạt động; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Về diện tích gieo cấy lúa, trong định hướng phát triển, năm 2023 công ty sẽ mở rộng thêm 200 ha ở các xã: Nậm Xe, Sin Suối Hồ, Bản Lang, Dào San và Mù Sang. Ngoài diện tích lúa tẻ râu của huyện Phong Thổ, công ty dự kiến mở rộng thêm 100 ha lúa tẻ râu tại 2 xã: Tả Lèng, Khun Há (huyện Tam Đường).

Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu

Gạo tẻ râu là sản phẩm đặc sản của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Tẻ râu là giống lúa tốt, cho sản phẩm gạo chất lượng và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự đồng hành của Công ty TNHH Một thành viên giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc, gạo tẻ râu ngày càng khẳng định được vị thế và sự tăng trưởng bền vững.

Phong Thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước trong lành là điều kiện thuận lợi để hình thành nên các sản phẩm hàng hóa có chất lượng, đạt tiêu chuẩn OCOP như: Hồng trà, hoàng trà, trà xanh, gạo nếp tan… đặc biệt phải kể đến sản phẩm gạo tẻ râu gần đây được đưa ra thị trường với số lượng lớn.
Mai Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động