Gần 126.000 đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đã được xử lý

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

Sáng 29/3, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024 và các sự kiện bên lề.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Hội nghị Sở hữu trí tuệ hằng năm đã trở thành diễn đàn quan trọng của ngành khoa học và công nghệ, nơi Bộ Khoa học và Công nghệ, trực tiếp là Cục Sở hữu trí tuệ báo cáo về hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Trung ương.

Hội nghị cũng là nơi để trao đổi về hoạt động sở hữu trí tuệ ở các địa phương, ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.

Hội nghị năm nay được tổ chức tại Hà Nội càng có ý nghĩa hơn khi Hà Nội là thành phố đứng đầu trong Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023. Đây cũng là địa phương có tổng số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đứng đầu cả nước.

“Các kinh nghiệm của Hà Nội trong việc xây dựng và khai thác tài sản trí tuệ sẽ được học hỏi, nhân rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hoạt động sở hữu trí tuệ của cả nước- Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2023, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.

Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 3 Nghị định và 2 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022.

Các hoạt động hỗ trợ xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương được đẩy mạnh; số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tăng 13,2% so với năm 2022…

Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam được xếp hạng thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (tăng 2 bậc so với năm 2022) và là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, chúng ta cũng cần thẳng thắn đánh giá, bối cảnh hiện tại đang đặt ra nhiều yêu cầu hơn với hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Nhiều hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đang đứng trước thách thức to lớn của việc phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước như vấn đề tốc độ và chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ, đặc biệt là đối với các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của địa phương…

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hà Nội cho hay, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, một trong những nhiệm vụ và cũng là giải pháp quan trọng là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thành phố chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong thời gian gần đây, số lượng đăng ký sở hữu công nghiệp tăng lên đáng kể đã góp phần nâng cao giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng bằng và đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Hà Nội cũng là địa phương đứng đầu kết quả xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Xử lý hơn 74.000 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ thông tin, năm 2023, Cục đã tiếp nhận 156.413 đơn các loại (tăng 11% so với năm 2022), bao gồm: 84.753 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,5%) và 71.660 các loại đơn/yêu cầu khác (tăng 14,1%).

Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu thăm quan triển lãm một số thành tựu về sở hữu trí tuệ được giới thiệu tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024

Cục xử lý được 125.778 đơn các loại, trong đó có: 74.130 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 13,2% so với năm 2022) và 51.648 đơn/yêu cầu khác (tăng 6,6%); cấp 36.977 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại (giảm 12,5% so với năm 2022).

Năm 2023, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở việc tăng mạnh cả số vụ xử lý và số tiền phạt.

Theo báo cáo của các địa phương, cả nước đã có có 3.049 vụ xâm phạm quyền đã được xử lý (chủ yếu là đối với nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt là 36.735.363.000 đồng và hơn 340.000 sản phẩm bị xử lý, tăng 213% về số vụ và 204% tổng số tiền phạt so với năm 2022 (1.430 vụ với tổng số tiền phạt hơn 18 tỉ đồng).

Hoạt động hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ quan tâm, đẩy mạnh thông qua việc cung cấp 306 ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền (tăng 40% so với năm 2022); tham dự 07 vụ việc đã kết thúc giải quyết tại tòa án.

Trong tình hình hiện nay, khi tính hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc đàm phán để ký kết đang có xu hướng đặt ra các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, thì vấn đề cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của nước ta đang trở thành nhiệm vụ có tính cấp bách.

Để làm được điều này đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn về sở hữu công nghiệp đối với cán bộ các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở cả trung ương và địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hà - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội thông tin thêm, TP. Hà Nội đã triển khai 73 nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ gồm: 1 nhiệm vụ chỉ dẫn địa lý; 12 nhiệm vụ nhãn hiệu chứng nhận và 60 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể). Năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 17.539. Số lượng chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp là 9.338...

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

Hội nghị khoa học toàn quốc NSCTEX 2025 mở ra diễn đàn kết nối các nhà khoa học, viện trường và doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo ngành dệt may, da giày.
Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy một làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ xanh...
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

"Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn" là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Tại VIPC Summit 2025, dòng vốn tư nhân và chiến lược công nghệ hội tụ, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda Việt Nam đã chính thức bàn giao những chiếc xe máy điện ICON e: đầu tiên tới tay khách hàng, đánh dấu bước khởi nguyên của kỷ nguyên di chuyển xanh.
Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc khi lượng bán ra trong tháng 3 tăng 47% so với tháng 2. Lượng xe nhập khẩu bán ra vượt qua cả xe sản xuất trong nước.
Số hóa và AI:

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Số hóa và AI sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng.
Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin, với tỉ lệ yêu thích đạt 54% - vượt xa Messenger và Facebook.
AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Nếu không có sự bảo vệ mạnh mẽ, AI có thể trở thành mục tiêu và vũ khí cho tội phạm mạng.
Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

"Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" chính thức được khai trương từ 9/4/2025.
Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam đưa ra thông báo triệu hồi mẫu xe Wigo để cập nhật phần mềm và triệu hồi dòng xe Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô.
Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

3 tháng đầu năm, tổng sản lượng sản xuất ô tô trong nước ước đạt 106.400 chiếc, tăng trưởng đến 815% so với cùng kỳ năm ngoái.
Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Buôn ô tô cũ tưởng dễ làm ăn, “hái” ra tiền nhưng thực tế có phải như vậy. Hãy nghe những người trong cuộc chia sẻ về nghề.
Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Trong tháng 4, thị trường Việt gây chú ý khách hàng bởi các mẫu xe điện khí hóa mới cập bến, điển hình như Mercedes-Benz G 580 EQ thuần điện, Honda HR-V Hybrid.
Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

“Di chuyển xanh” là cam kết của Honda Việt Nam trong mục tiêu phát triển tại Việt Nam. Sự xuất hiện của hai mẫu xe máy điện ICON e: & CUV e là minh chứng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn dắt các lĩnh vực khoa học mũi nhọn.
Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Bộ Công Thương hướng dẫn xây dựng Kế hoạch, dự toán ngân sách khoa học công nghệ năm 2026; Kế hoạch khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2026-2030.
Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam đưa ra thông báo triệu hồi mẫu xe Wigo để cập nhật phần mềm và triệu hồi dòng xe Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô.
Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid hướng đến bảo vệ môi trường, nhưng làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa ngân sách và thị trường?
Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Ứng dụng công nghệ để tinh gọn quy trình giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Honda Việt Nam

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X

Honda Việt Nam (HVN) tự hào mang tới chương trình khuyến mại “Ưu đãi đỉnh - Định chất X” dành riêng cho khách hàng mua xe Honda Winner X.
Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Ngày 3/4, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm với chủ đề thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hybrid và xe pickup, nhằm tìm giải pháp hiệu quả đối với vấn đề này.
Thị trường ô tô giảm giá mạnh, khách hàng hưởng lợi lớn

Thị trường ô tô giảm giá mạnh, khách hàng hưởng lợi lớn

Các hãng ô tô đến từ Nhật Bản và thương hiệu xe điện đã tung ra nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng trong tháng 4/2025 để kích cầu tiêu dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động