ECOWAS cấm vận kinh tế Niger, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì?
Thông tin thương vụ 01/08/2023 15:37 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm giày dép sang Ấn Độ Số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Canada đang gia tăng |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Niger, ngày 30/7/2023, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tại Nigeria đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và đi lại đối với giới lãnh đạo quân sự Niger - những người đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum trong cuộc đảo chính ngày 28/7/2023.
ECOWAS cũng ra lệnh đình chỉ "ngay lập tức" mọi giao dịch thương mại và tài chính giữa các nước thành viên với Niger cũng như "đóng băng tài sản có của những người chịu trách nhiệm về quân sự có liên quan trong âm mưu đảo chính". Biên giới giữa các nước thành viên ECOWAS và Niger cũng bị đóng cửa kể từ ngày 30/7/2023.
![]() |
Được biết, Niger là quốc gia không giáp biển với diện tích gần 1,3 triệu km2, trong đó khoảng 80% nằm trong sa mạc Sahara. Niger có dân số khoảng 25,4 triệu người, hầu hết theo đạo Hồi, sống tập trung ở miền Nam và miền Tây nước này. Đây cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới, thường xếp hạng cuối về Chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc.
Do Niger nằm sâu trong lục địa, nên các hoạt động xuất nhập khẩu của nước này phải sử dụng cảng biển quá cảnh của những quốc gia láng giềng như Benin (cảng Cotonou) và Ghana (Tema), sau đó hàng hóa được chuyên chở bằng đường bộ qua biên giới chung.
Với các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, doanh nghiệp Niger và đối tác nước ngoài trong đó có Việt Nam, sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán, xuất nhập khẩu, cũng như thông quan hàng hóa trong thời gian nước này chịu lệnh cấm vận.
Để tránh các rủi ro, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Niger khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi tình hình chính trị tại Niger, trao đổi kỹ với đối tác, nhất là khâu thanh toán, vận chuyển hàng qua biên giới với Niger trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh phong tỏa kinh tế với nước này.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Niger 12,38 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng quần áo (11,68 triệu USD), gạo (615.000 USD) và nhập khẩu từ quốc gia Tây Phi này 25 triệu USD gồm đồng, hạt điều và bông. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Niger đạt 16,93 triệu USD (tăng 36% so với năm 2021) trong đó hàng dệt may chiếm tới 14,9 triệu USD, máy móc, thiết bị điện 1,85 triệu USD... |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dư địa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - khu vực Á Âu còn rất lớn

Việt Nam đang xuất khẩu mặt hàng nào nhiều nhất sang Singapore?

Doanh nghiệp thực phẩm Ấn Độ tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Mời tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ dệt may Nam Á năm 2023

Hội chợ thương mại quốc tế Ấn Độ IITF 2023 cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Tăng cường quảng bá các sản phẩm của Việt Nam tại Bahrain

Mời doanh nghiệp tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ triển lãm thực phẩm Ấn Độ 2023

Cơ hội mở rộng thị phần hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tại Nhật Bản

Mời tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ triển lãm đồ gỗ, nội thất tại Mumbai-Ấn Độ

Tunisia - cửa ngõ để hàng Việt tiến sâu hơn vào châu Phi, Ả Rập

Thuỷ sản Việt Nam được thị trường Thụy Sỹ ưa chuộng

Gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nigeria

“Made in Viet Nam 2023” - đòn bẩy đưa hàng Việt Nam sang Australia

Xuất khẩu hàng hóa sang Algeria: Triển vọng đi kèm thách thức

Xuất khẩu gạo sang Indonesia: Nâng chất lượng và hướng đến phân khúc cao cấp

Tận dụng RCEP để gia tăng hàng hóa, thương hiệu Việt tại Indonesia

Hà Nội quảng bá, xúc tiến đầu tư - thương mại tại Australia

Việt Nam - điểm đến hàng đầu của hàng hóa dịch vụ Canada trong ASEAN

Xây dựng thương hiệu, đa dạng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Australia

Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu, cơ hội cho hàng Việt Nam

Gia tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Tây Ban Nha

Indonesia cần thêm 1,5 triệu tấn gạo dự trữ, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho Việt Nam

Thị trường Pakistan chuộng nhập khẩu những mặt hàng nào của Việt Nam?

Cơ hội để ngành da giày gia tăng thị phần xuất khẩu sang Canada
